Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể xuất hiện mà không có triệu chứng. Nó chỉ có thể được phát hiện thông qua chụp X-quang hoặc xét nghiệm chẩn đoán.
Khi thiếu vitamin D, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ ở xương chậu, thắt lưng, chân, hông và xương sườn. Cơn đau có thể trở nên nặng hơn vào ban đêm hoặc khi xương phải chịu áp lực.
Các chuyên gia cảnh báo rằng bệnh này rất nguy hiểm đối với người cao tuổi, vì nó có thể gây gãy xương và là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương. Để ngăn ngừa thiếu hụt cần bổ sung vitamin D hàng ngày. Việc sử dụng loại vitamin này đúng cách sẽ làm xương chắc khỏe hơn.
Chức năng của vitamin D
Từ trước đến nay mọi người đều biết rằng cần theo dõi thường xuyên mức độ vitamin D để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giảm nguy cơ mắc coronavirus, vì loại vitamin này kích thích hệ thống miễn dịch một cách mạnh mẽ.
Vitamin D là một nhóm các chất có hoạt tính sinh học. Chức năng chính của vitamin D trong cơ thể con người là đảm bảo sự hấp thu canxi và phốt pho từ thức ăn ở ruột non. Theo một số nghiên cứu lâm sàng, tình trạng thiếu hụt vitamin D mạn tính ở trẻ nhỏ khiến trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh khác nhau trong tương lai, như tiểu đường, béo phì, các bệnh tự miễn, bệnh ung thư, tim mạch, vẩy nến, viêm da cơ địa và viêm ruột.