Các học giả Trung Quốc đưa ra ý kiến mới về nguồn phát sinh coronavirus

Các nhà khoa học Trung Quốc gợi ý rằng chủng coronavirus SARS-CoV-2 mới có thể phát sinh từ năm 2019 ở Ấn Độ.
Sputnik

Xuất xứ của coronavirus

Theo quan điểm của các học giả Trung Quốc, thứ virus này lây truyền từ động vật sang người trong bối cảnh nắng nóng và khô hạn, bởi người và động vật buộc phải uống cùng một loại nước. Ngoài Ấn Độ, còn cả Ý, Cộng hòa Séc, Australia, Hoa Kỳ và các quốc gia khác cũng liệt kê trong danh mục những nơi có thể là xuất xứ ban đầu của coronavirus. Riêng Trung Quốc không có tên trong danh sách này.

Nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc dựa vào phân tích phát sinh loài, tức là dựa trên dữ liệu về sự đột biến của virus, - như Daily Mail đưa tin vào ngày 27 tháng 11.

“Họ hàng” của COVID-19 lần đầu tiên được tìm thấy bên ngoài Trung Quốc

Bằng cách như vậy, các chuyên gia Trung Quốc cố gắng tìm ra phiên bản sơ khởi  của coronavirus với số lượng đột biến ít nhất. Theo đó, họ đưa ra kết luận rằng loại virus phát hiện vào cuối năm 2019 ở Vũ Hán «không phải là bản gốc».

Các nhà khoa học ở Glasgow đã chỉ trích công trình của các đồng nghiệp Trung Quốc và nghi ngờ về những cái gọi là bằng chứng.

David Robertson, một chuyên gia tại Đại học Glasgow, cho biết: «Các tác giả Trung Quốc đã phớt lờ dữ liệu dịch tễ học rộng rãi cho thấy sự xuất hiện và lây lan rõ ràng của virus từ Trung Quốc», - ông David Robertson, chuyên gia nổi tiếng từ  Đại học Glasgow tuyên bố.

Những đồn đại về sự xuất hiện coronavirus

Ngày 27 tháng 11, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adanom Ghebreyesus tuyên bố rằng việc tìm kiếm nguồn lây lan chủng coronavirus mới cần bắt đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc. Đồng thời, WHO kêu gọi không đầu cơ những tin đồn về sự phổ biến coronavirus ở châu Âu thông qua động vật.

Thảo luận