Giờ học thực nghiệm tiếng Nga tại trường tiểu học Việt Nam

Tuần trước, tại trường tiểu học Đào Duy Từ (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), Chi nhánh Hà Nội Viện Tiếng Nga A.S.Pushkin và Dự án Ngoại ngữ Quốc gia đã tiến hành các tiết dạy tiếng Nga thực nghiệm. Lần đầu tiên, các tiết học được thực hiện với các em học sinh tiểu học để kiểm tra chương trình giảng dạy tiếng Nga 10 năm.
Sputnik

Địa điểm thực nghiệm là tỉnh Phú Yên, miền Trung Việt Nam, nơi du lịch đang là ngành phát triển.

Các tiết dạy có sự tham gia của đại diện Phòng Giáo dục Tuy Hòa, Ban giám hiệu trường Tiểu học Đào Duy Từ, Trưởng khoa tiếng Nga Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Nga tỉnh Phú Yên.

Giờ học thực nghiệm tiếng Nga tại trường tiểu học Việt Nam

Tiết học được tổ chức ở lớp 3. Các em học sinh được làm quen với tiếng Nga và văn hóa Nga. Trước giờ học, học sinh được xem con búp bê gỗ matrioshka của Nga, sau đó các em vẽ hình ảnh matrioshka bằng bút chì màu.

Dự án “Giờ học mở” - “làn gió mới” mới cho tiếng Nga tại Việt Nam
“Những giờ học tiếng Nga thực nghiệm với trẻ em đã gây ấn tượng sâu sắc với tôi. Học sinh lớp ba trường Đào Duy Từ thích thú học một ngoại ngữ mới. Các em tham gia tích cực vào các trò chơi ngôn ngữ và lời nói”, cô giáo trẻ Trần Lê Quân đến từ Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, người dạy tiết học này, cho biết.

Tiết học được phát triển theo phương pháp mới để dạy tiếng Nga với tư cách là ngoại ngữ, trong đó chú trọng việc phát triển kỹ năng nói và giao tiếp. Sau tiết học đầu tiên, các em đã có thể giới thiệu về các bạn trong lớp, sang tiết học thứ 2 các em đã được học cách thể hiện những điều đơn giản nhất bằng tiếng Nga. Ngoài ra, học sinh ngay lập tức viết được các chữ cái đầu tiên của tiếng Nga bằng cách sử dụng vở chính tả.

Giờ học thực nghiệm tiếng Nga tại trường tiểu học Việt Nam
“Tiếng Nga là hiện tượng hoàn toàn mới đối với học sinh của chúng tôi. Nhưng những các em nhỏ đã làm bài tập một cách rất thích thú, tham gia vào các trò chơi tương tác và nhanh chóng ghi nhớ nội dung. Cô giáo đã sử dụng rất nhiều hình ảnh minh họa đẹp và trò chơi vui nhộn”, Hiệu trưởng Nguyễn Thái Đăng Kiêu nói.
Thảo luận