Biden dự định đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân với Iran

MATXCƠVA (Sputnik) – Joe Biden, người theo dữ liệu sơ bộ đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ, đã xác nhận ý định đưa Mỹ quay trở lại tham gia định dạng JCPOA về chương trình hạt nhân Iran và tiến hành các cuộc đàm phán sâu hơn với Tehran về vấn đề này, ông chia sẻ những suy nghĩ của mình trong một cuộc phỏng vấn với New York Times.
Sputnik

Trước đó, Biden đã viết trong bài báo của mình trên trang của kênh truyền hình CNN rằng nếu Iran quay trở lại "tuân thủ nghiêm ngặt" thỏa thuận hạt nhân, Mỹ sẽ quay trở lại hình thức thỏa thuận cho các cuộc đàm phán "tiếp theo" và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Iran do nhà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm Donald Trump áp đặt. Biden khẳng định lập trường của mình, đồng thời nói với tờ báo rằng đây là điều "khó khăn", nhưng ông sẵn sàng thực hiện bước này.

Iran đẩy nhanh việc xem xét dự luật về tăng cường hoạt động hạt nhân
"Hãy nhìn xem, hiện nay có rất nhiều lời bàn tán về tên lửa độ chính xác cao và mọi thứ khác góp phần vào sự mất ổn định của khu vực. Nhưng vấn đề là cách tốt nhất để đạt được một số ổn định trong khu vực là xử lý chương trình hạt nhân", - Biden nói với tờ báo.

Ông nói thêm rằng chính quyền của ông "với sự tham gia của các đồng minh và đối tác" dự định "tham gia vào các cuộc đàm phán và ký kết các thỏa thuận tiếp theo" để thắt chặt và mở rộng các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời cũng sẽ đối phó với "chương trình tên lửa" của nước này. Ông nói thêm, Mỹ luôn có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nếu cần thiết.

Theo ông, nếu Tehran nhận được bom hạt nhân,  Iran sẽ gây áp lực rất lớn lên Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và các quốc gia khác cũng muốn có vũ khí hạt nhân của mình.

Mỹ có lợi trong việc đưa chương trình hạt nhân của Iran trở lại trong tầm kiểm soát

"Và điều cuối cùng chúng ta cần ở khu vực này là xây dựng tiềm năng hạt nhân", - Biden nói.

Như tờ báo lưu ý, Biden và các chuyên gia an ninh quốc gia của ông tin rằng một khi hai bên khôi phục thỏa thuận, các cuộc đàm phán sẽ sớm diễn ra để kéo dài thời hạn hạn chế sản xuất "vật liệu phân hạch" của Iran và hạn chế "các hoạt động thù địch" của nước này ở các quốc gia khác trong khu vực.

Iran đe dọa rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

Lý tưởng nhất, nhóm của Biden không chỉ muốn có sự tham gia của các quốc gia đã ký thỏa thuận ban đầu - Iran, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Liên minh châu Âu - mà còn cả các nước láng giềng Ả Rập của Iran, đặc biệt là Ả Rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Ả Rập, tờ báo viết.

Cho đến nay, nhóm của Biden khẳng định rằng việc đưa chương trình hạt nhân của Iran trở lại trong tầm kiểm soát là vì lợi ích của Mỹ và sẽ tiến hành xác minh đầy đủ về vấn đề này. Theo lập trường của họ, việc Iran chế tạo vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của Mỹ và Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Thảo luận