Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công ca ghép tim “xuyên Việt”

Sau 2 ngày được ghép tim, bệnh nhân Trần Quang H. đã tự thở, các chỉ số huyết động và sinh hoá ổn định, chức năng tim tốt.
Sputnik

Vượt hơn 1.000 km mang trái tìm về Huế ghép thành công cho bệnh nhân

Ngày 5/12, Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên – Huế) cho biết đơn vị vừa thực hiện thành công ca ghép tim “xuyên Việt” đặc biệt cho nam bệnh nhân Trần Quang H. (34 tuổi, trú huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) bị bệnh cơ tim giãn, suy tim EF: 19-23% đã 7 năm nay.

Tim lợn sắp được cấy ghép cho con người

Theo lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế, điều đặc biệt của ca ghép tim “xuyên Việt” lần này là tạng hiến không ở các thành phố lớn, không thuận tiện cho việc vận chuyển mà ở Bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Vì vậy, ê-kíp bác sĩ lấy tạng của Bệnh viện Trung ương Huế đã tính toán kỹ và phối hợp đồng bộ cùng Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và các Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện 108 (Hà Nội) để đảm bảo an toàn, đáp ứng thời gian bảo quản cho phép của tạng hiến.

Người hiến tạng là một thanh niên 30 tuổi, sống tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) bị tai nạn giao thông gây chấn thương sọ não rất nặng. Gia đình nạn nhân đã đồng ý hiến tạng với mong muốn một phần thân thể của người hiến tiếp tục được “sống”, cũng như để cứu nhiều bệnh nhân đang chờ ghép tạng.

Sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, chiều 1/12, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã lập tức cử một ê-kíp bác sĩ đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để nhận tạng.

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công ca ghép tim “xuyên Việt”

Vào lúc 13 giờ 35 phút ngày 2/12, quả tim được lấy khỏi lồng ngực người hiến tạng tại Bệnh viện Bà Rịa. Với sự hỗ trợ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, việc vận chuyển quả tim đã diễn ra nhanh nhất có thể và đến tỉnh Thừa Thiên – Huế vào lúc 16 giờ 45 phút cùng ngày.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tim thành công từ người cho chết não

Đến 17 giờ 15 cùng ngày, dưới sự chỉ đạo của Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Như Hiệp, ê-kíp phẫu thuật của Bệnh viện Trung ương Huế bắt đầu hành trình ghép tim cho nam bệnh nhân Trần Quang H. Hiện bệnh nhân đã tự thở, các chỉ số huyết động và sinh hoá ổn định, chức năng tim tốt.

Được biết, 2 quả thận của người hiến tạng được đưa đi TP.HCM (Bệnh viện Chợ Rẫy), quả tim đi TP. Huế (Bệnh viện Trung ương Huế) và gan đi TP Hà Nội (Bệnh viện 108).

Bệnh viện Chợ Rẫy nối thành công cổ chân bị máy cắt cỏ cắt lìa

Ngày 4/12, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết đơn vị này đã phẫu thuật nối chi thành công cho bệnh nhân Đ.T.Đ., 59 tuổi, ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu, bị đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ.

Trước đó, người đàn ông đang làm cỏ cùng với con trai tại nông trường, vô tình bị máy cắt cỏ gãy và văng trúng làm đứt lìa hoàn toàn cổ chân. Bệnh nhân được sơ cứu và băng cầm máu tại chỗ, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa.

Ngoạn mục ca điều phối, ghép tim xuyên Việt thành công

Tại đây, đánh giá khả năng có thể giữ được chân nếu bệnh nhân được phẫu thuật nối kịp thời, ê-kíp bác sĩ của bệnh viện tuyến trước đã tư vấn cho thân nhân chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau tai nạn 4 giờ, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Quy trình báo động đỏ được kích hoạt ở nhiều chuyên khoa như khoa Chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật mạch máu, Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy. Bỏ qua nhiều thủ tục hành chính, chưa đầy 30 phút, bệnh nhân đã được đưa đến phòng mổ để tiến hành nối chi.

Ca mổ bắt đầu từ 20 giờ và kết thúc lúc 2 giờ sáng. Hai ê-kíp mổ được huy động gồm: 1 ê-kíp xử lý giữ lại phần chân và 1 ê-kíp phẫu thuật nối lại toàn bộ gân, mạch máu để cứu sống bàn chân và gân xương thần kinh.

Hiện bàn chân của bệnh nhân hồng, ấm, có cảm giác, vận động được các ngón bàn chân, vết mổ khô.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy khuyến cáo trong trường hợp nạn nhân bị đứt lìa chi, yếu tố quan trọng giữ được chi là phải sơ cứu kịp thời, băng và cầm máu ngay tại chỗ. Sau đó, chuyển đến trung tâm y tế gần nhất để được xử lý và bảo quản phần chi đứt lìa theo đúng cách, đồng thời đảm bảo cho chỉ số sinh hiệu của bệnh nhân được ổn định.

Thảo luận