WHO cho biết tuổi thọ đã thay đổi như thế nào trong 20 năm

GENEVA (Sputnik) - Trong 20 năm qua, tuổi thọ của con người đã tăng trung bình 6 năm, trong khi đó tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm tăng đáng kể.
Sputnik

Đây là ý kiến của bà Samira Asma, Trợ lý Tổng giám đốc WHO tại một cuộc họp báo, khi bình luận việc công bố báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về các nguyên nhân chính gây tử vong cho giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2019.

"Con người trên khắp thế giới đang sống lâu hơn. Năm 2019, mọi người sống lâu hơn 6 năm so với năm 2000 - tuổi thọ trung bình đã tăng từ 67 lên 73 tuổi trong hai thập kỷ qua. Các bệnh không lây nhiễm đã trở thành nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, chúng chiếm 7 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, trong đó các bệnh về tim mạch cướp đi nhiều sinh mạng nhất”, - bà Asma nói.

Bà cho biết, tổng số ca tử vong vì bệnh tim mạch đã tăng từ 7 triệu lên 9 triệu trong 20 năm qua. Đồng thời, bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác nằm trong số mười bệnh không lây nhiễm hàng đầu khiến con người tử vong. Bệnh Alzheimer, đứng thứ ba trong danh sách, gây tử vong cho phụ nữ nhiều hơn là cho nam giới - 63%.

Xác định ảnh hưởng của coronavirus đến tuổi thọ trung bình

Đồng thời, tỷ lệ mắc bệnh lao và HIV đã được cải thiện đáng kể, gắn liền với hoạt động tích cực của các quốc gia nhằm loại bỏ những căn bệnh này. Những căn bệnh này cướp đi nhiều sinh mạng nhất ở các nước có thu nhập thấp.

Bà Asma lưu ý rằng đánh giá của WHO về các nguyên nhân chính gây tử vong dựa trên số liệu của 183 quốc gia trên thế giới. Hơn 160 căn bệnh và tác động của chúng đến dân số trong 20 năm qua đã được điều tra tổng hợp.

Bà nhấn mạnh rằng COVID-19 không được đưa vào danh sách này, mặc dù trên thực tế đã có hơn 1,5 triệu người tử vong vì virus này trong năm nay. Tuy nhiên, vào năm 2021, WHO có kế hoạch công bố một nghiên cứu về tác động trực tiếp và gián tiếp của COVID-19 đối với tỷ lệ tử vong trên toàn cầu.

Thảo luận