Xác chồn bị nhiễm coronavirus có thể gây nhiễm độc nước ngầm ở Đan Mạch

Những hố chôn hàng triệu xác chồn bị nhiễm coronavirus có thể làm cho nước ngầm bị nhiễm độc, Radio 4 đưa tin, dẫn nghiên cứu của các nhà địa chất.
Sputnik

Hiện chưa có xác nhận rằng nước ngầm ở những nơi chôn xác những con vật bị giết có thực sự bị ô nhiễm hay không. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đan Mạch hiện chưa bình luận về báo cáo của các nhà khoa học. Được biết rằng kết quả cuối cùng của nghiên cứu sẽ được công bố vào đầu năm sau. Để có kết luận, cần thực hiện các phép đo trực tiếp ngay bên dưới khu chôn cất. 

Chính quyền Đan Mạch tin rằng họ đã diệt trừ được "coronavirus từ chồn"

Nỗi sợ hãi của chính quyền địa phương

Các nhà khoa học cũng đang kêu gọi xây dựng mái che trên các hố chôn này, vì mưa và tuyết tan có thể đẩy các chất độc hại vào mạch nước ngầm. Theo ghi nhận, một trong những nơi chôn cất động vật rất nguy hiểm là gần nguồn nước sinh hoạt. Đại diện chính quyền địa phương tỏ ra bất bình trước tình trạng này. Cho đến nay, các nhà chức trách liên bang vẫn giữ im lặng, nhưng lo ngại dường như đã được chia sẻ.

Tiêu huỷ chồn ở Đan Mạch

Ngày 5/11, Đan Mạch quyết định tiêu hủy toàn bộ số chồn ở các trang trại lông thú để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus đột biến. Ở những con vật này, bệnh dịch được phát hiện đã lây lan sang người và góp phần làm suy yếu khả năng hình thành kháng thể. Hồi cuối tháng, những con chồn bị giết "trỗi dậy" từ hố chôn, nơi xác các con vật trương phình ra và nổi lên trên mặt đất. 

Thảo luận