Tập trận của Hoa Kỳ và đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương có làm rối thêm quan hệ Tokyo-Bắc Kinh?

Chưa đầy một tháng trôi qua kể từ khi Ngoại trưởng Trung Quốc thực hiện cuộc công du đến Nhật Bản, mà trong thời gian chuyến thăm đó, hai bên đã nói nhiều về sự cần thiết hợp tác giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Sputnik

Tuy nhiên, chương trình nghị sự ngoại giao này đối với quan hệ Nhật-Trung hoá ra có vẻ khó khăn, nếu tính đến chuyện Nhật Bản dự kiến tham gia những cuộc tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ, Pháp và Anh vào năm 2021.

Hai vectơ của quan hệ Nhật-Trung

Những cuộc tập trận tương lai của Hoa Kỳ và các đồng minh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nổi bật về quy mô và rõ ràng mang tính chất chống Trung Quốc. Động thái dự kiến này sẽ diễn ra sau cuộc gặp của các Ngoại trưởng Nhật Bản và Trung Quốc tưởng chừng như phi logic, ngầm phô trương rằng người ta «nói một đằng làm một nẻo».

Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ không triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn ở châu Á-Thái Bình Dương

Dù sao chăng nữa, hẳn là vẫn có một logic nhất định, bởi trong quan hệ với Trung Quốc, ngoại giao Nhật Bản từ lâu đã buộc phải thực hiện chính sách hai vector, - như chuyên gia Valery Kistanov lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận xét.

«Nhật Bản giữ lập trường nước đôi. Bởi CHND Trung Hoa ngày nay là cường quốc láng giềng hùng mạnh nhất, đã  nổi lên như mối đe dọa quân sự chính, lại cũng có tranh chấp lãnh thổ với Tokyo. Do nguyên nhân này, quan hệ Nhật-Trung thường xuyên là kiểu cái «bập bênh» giữa hai yếu tố: hợp tác (trước hết là về là kinh tế) và đối đầu. Dưới thời chính quyền của ông Shinzo Abe, Tokyo  và Bắc Kin bắt đầu xích gần, nhưng đại dịch coronavirus đã ngăn cản việc mở ra một «kỷ nguyên mới» trong mối quan hệ của hai nước. Chuyến thăm dự kiến ​​của ông Tập Cận Bình tới Nhật Bản đã bị hủy bỏ. Và điều rất đáng chú ý là trong cuộc họp tháng 11 của các Ngoại trưởng Nhật-Trung thì kế hoạch thăm viếng như vậy đã không còn được thảo luận nữa».

Thực tế này cho thấy triển vọng cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Nhật Bản hiện rất tù mù, - chuyên gia Nga nói thêm.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - một liên minh xanh mới?
«Do đó, vectơ hợp tác giờ đây có vẻ mờ đi, thấp thoáng sau vectơ đối đầu. Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga đã trò chuyện với ông Joe Biden, ứng viên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Và trong cuộc điện đàm với ông Suga, chủ nhân tương lai của Nhà Trắng đã xác nhận rằng tranh chấp lãnh thổ của Nhật Bản với Trung Quốc thuộc phạm trù hiệu lực của Đạo luật An ninh Mỹ-Nhật. Và việc Hoa Kỳ tiến hành chiến lược chống Trung Quốc về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cởi mở và tự do sẽ chỉ thúc đẩy làm nóng thêm đối đầu Nhật-Trung về quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông. Washington muốn lôi kéo thêm nhiều đồng minh vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, kể cả các nước châu Âu. Điều đó lý giải cho sự tham gia của các hạm đội Pháp và Anh trong cuộc tập trận tương lai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Anh và Pháp ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hướng tới đảm bảo tự do hàng hải nhưng về bản chất là nhằm răn đe kiềm chế Trung Quốc».

Trong những năm gần đây, ở tầm quốc tế, Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ trên biển. Và việc hoạch định thực hành các phương pháp tác chiến chống tàu ngầm tại cuộc tập trận tiềm năng với hiện diện của một nhóm tàu sân bay thuộc hạm đội Anh gần bờ biển Nhật Bản cho thấy rằng với sự xuất hiện của chính quyền mới ở Washington, «vectơ đối đầu» trong quan hệ Nhật-Trung càng được đề cao lên hàng thứ nhất.  

«Bạn bè» của Hoa Kỳ chống Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương

Chuyên gia Alexandr Mikhailov đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu Chiến lược Quân sự dự đoán rằng dưới thời tân Tổng thống Hoa Kỳ sẽ dần dần xây dựng các liên minh chiến lược trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tại sao Mỹ không thể xúi giục các nước Châu Á - Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc?
«Và tình hình triển khai thêm tên lửa tầm trung của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tuỳ thuộc vào việc các liên minh mới này cuối cùng sẽ phát triển ra sao. Trung Quốc là cầu thủ quân sự lớn nhất trong khu vực và tầm quan tâm lợi ích của họ rất lớn. Điều đó thể hiện rõ qua cố gắng của Bắc Kinh mở rộng các căn cứ quân sự trên thế giới. Các nhà quân sự-chính trị Hoa Kỳ đương nhiên thấy lo ngại về tình trạng này. Trước đây, Hoa Kỳ định hướng tập trung nhiều hơn vào Đại Tây Dương, nhưng ngày nay châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành khu vực được chú ý nhiều hơn. Và một lần nữa nguyên nhân lại là do Trung Quốc, nước đang trở nên hùng mạnh chưa từng có. Vì thế, Hoa Kỳ đang dần hình thành các «nhóm bạn bè» chống Trung Quốc, và nhữngc cuộc tập trận quân sự tương lai ở châu Á-Thái Bình Dương với sự tham gia của Tokyo và các đồng minh châu Âu xác nhận thêm cho xu thế đó. Đồng thời, Hoa Kỳ trước hết nhận ra tầm quan trọng kinh tế của huyết mạch giao thông trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, yếu tố quyết định giá trị chiến lược đặc biệt».

 Chuyên gia còn lưu ý rằng do đại dịch coronavirus hoạt tính quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã giảm bớt đáng kể, nhưng dự kiến là đến thời gian xuân-hè sẽ có biểu hiện «hồi sinh».

«Washington và Bắc Kinh rõ ràng đều dự định nâng mức «đặt cược» của mình trong cuộc đối đầu, có thể dẫn đến xung đột cục bộ giữa họ trong khu vực này. Có thể xảy ra những vụ va chạm riêng lẻ của tàu chiến Mỹ và Trung Quốc, không sử dụng vũ khí hạng nặng. Bằng cách đó, cả hai bên đều muốn đánh dấu vùng lợi ích cá nhân của mình trong khu vực và củng cố vị thế ở Biển Đông. Hẳn là Bắc Kinh cũng sẽ triển khai các cuộc tập trận hải quân để đáp trả tập trận của Mỹ và các đồng minh. Đồng thời đây sẽ là màn trình diễn khoe cơ bắp, phô trương vũ khí mới, nhất là khi Trung Quốc đã đạt đến trình độ thử nghiệm tích cực các vũ khí siêu thanh».
Thảo luận