Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư: Hơn 27.000 hộ nông dân có thu nhập trên 1 tỷ đồng

Đến nay, Việt Nam có trên 2,2 triệu hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; trên 775.000 hộ thu nhập từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; khoảng 505.000 hộ thu nhập từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng; đặc biệt là hơn 27.000 hộ nông dân đang có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Sputnik

Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn ước tính giảm còn dưới 3%

Chiều 12/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân giai đoạn 2010-2020” và Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

‘Nhiều việc còn hình thức lắm’. Tổng Bí thư nói khen thưởng phải thiết thực

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đề án 61, trong 10 năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi do các cấp Hội Nông dân phát động đã trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn. Hằng năm, trên 3,6 triệu hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (đạt 138,4% so với mục tiêu Đề án).

Đến nay, cả nước có trên 2,2 triệu hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; trên 775.000 hộ thu nhập từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; khoảng 505.000 hộ thu nhập từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng; đặc biệt là hơn 27.000 hộ nông dân đang có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Hàng năm, các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đã giúp trên 220.000 hộ nghèo về vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm... trị giá trên 4.800 tỷ đồng.

Việc triển khai có hiệu quả Đề án số 61 đã tạo việc làm tại chỗ cho hơn 11 triệu lao động; giúp cho trên 1 triệu hộ nghèo có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất, 100.000 hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm ăn khá giả, giàu có, góp phần tăng gần gấp 4 lần thu nhập cho cư dân ở nông thôn (đạt 156,8% so với mục tiêu Đề án). Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm bình quân khoảng 1,5%/năm, đến năm 2020 ước còn dưới 3%.

Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư: Hơn 27.000 hộ nông dân có thu nhập trên 1 tỷ đồng

Trong 10 năm qua, mặc dù còn khó khăn về ngân sách nhưng Chính phủ đã cấp 660 tỷ đồng bổ sung Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương; 63 tỉnh, thành phố đã cấp bổ sung cho Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp ở địa phương gần 2.000 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 3.600 tỷ đồng.

Hiện cả nước có 5.177 xã (58,2%) đạt chuẩn nông thôn mới. Có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân cả nước đạt 16,2 tiêu chí/xã. Có 127/664 đơn vị cấp huyện thuộc 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm khoảng 19,1%).

Công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân được triển khai hiệu quả, tỷ lệ thu hồi vốn rất cao, tỷ lệ nợ xấu thấp, chỉ khoảng 0,29%, trực tiếp hỗ trợ cho hơn 2,4 triệu lượt hộ hội viên nông dân tham gia vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, gia tăng thu nhập. Nhiều hộ thoát nghèo, trở thành hộ khá, nhiều hộ khá trở thành hộ giàu, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ giàu ở nông thôn ngày càng tăng.

Mức lương cơ sở chưa tăng trong năm 2021

Nhiệm vụ xây dựng các Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân được chú trọng đẩy mạnh thực hiện. Đến nay đã có 55/63 UBND tỉnh, thành phố bố trí mặt bằng để xây dựng Trung tâm. Chính phủ đã cấp vốn để Hội Nông dân Việt Nam xây dựng và nâng cấp 35 trung tâm; đến nay đã đưa 21 trung tâm vào sử dụng.

Thông qua hoạt động của các trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân, hàng triệu lượt hộ nông dân được đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; hàng ngàn mô hình ứng dụng khoa học công nghệ.

Nâng cấp các Trung tâm Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh

Theo TTXVN, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Đề án 61 và Quyết định 673/QĐ-TTg còn một số hạn chế, khuyết điểm. Tại một số địa phương, công tác tuyên truyền về Đề án và Kết luận 61-KL/TW, Quyết định 673/QĐ-TTg chưa sâu, rộng.

Từ thực tiễn 10 năm thực hiện Kết luận 61-KL/TW và Quyết định 673/QĐ-TTg, Ban Chỉ đạo Đề án 61 Trung ương đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng cho chủ trương tiếp tục thực hiện Kết luận 61-KL/TW. Chỉ đạo tổng kết thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Việt Nam là hình mẫu của thế giới - Giảm nghèo bằng cả trí tuệ và trái tim

Ban Chỉ đạo Đề án 61 cũng yêu cầu Hội đồng lý luận Trung ương có chuyên đề nghiên cứu về giai cấp nông dân, nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành Quyết định về tiếp tục thực hiện một số nội dung trong Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là quan tâm bổ sung ngân sách hàng năm cho Quỹ Hỗ trợ nông dân; bố trí kinh phí để Hội Nông dân Việt Nam hoàn thành việc xây dựng mới và đầu tư nâng cấp các Trung tâm Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh.

Các bộ, ngành Trung ương tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, chỉ đạo ngành dọc ở địa phương phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp trong việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương.

Ban Chỉ đạo Đề án 61 đề nghị các tỉnh, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục bổ sung ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân ở địa phương. Tạo điều kiện về kinh phí, bổ sung biên chế sự nghiệp để các Trung tâm Hỗ trợ nông dân hoạt động.

Thảo luận