Dự báo bất ngờ về Việt Nam

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) đưa ra dự báo hết sức bất ngờ về Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập trung bình cao năm 2023, vượt qua Đài Loan về GDP và khả năng thành nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á.
Sputnik

Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế của Nhật Bản, Việt Nam là quốc gia có khả năng hồi phục nhanh chóng hậu khủng hoảng Covid-19, tiếp tục đà tăng trưởng ở mức cao hàng đầu thế giới (GDP đạt trên 6%/ năm trong tương lai đến năm 2035).

JCER: Việt Nam có thể vượt Đài Loan và có thể là nền kinh tế thứ hai Đông Nam Á

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) đã chính thức công bố báo cáo Dự báo Kinh tế châu Á Trung hạn. Tài liệu của nhóm nghiên cứu xem xét sự phát triển của các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á Thái Bình Dương trong vòng 15 năm tới, hậu khủng hoảng Covid-19.

Việt Nam – nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới trong thời đại dịch

Theo đó, đề cập đến Việt Nam, JCER cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023, thậm chí sẽ vượt qua Đài Loan (Trung Quốc) về GDP vào năm 2035.

Báo cáo công bố ngày 10/12 của JCER có tiêu đề “Châu Á trong thảm họa dịch bệnh Covid-19: Quốc gia nào sẽ phát triển vượt lên?” (Asia in the coronavirus disaster: Which countries are emerging?).

Báo cáo đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 cũng như đưa ra những dự báo dành cho các nền kinh tế châu Á so với các nền kinh tế khác trên thế giới.

Trong báo cáo của mình, JCER giới thiệu hai kịch bản về tác động của đại dịch bao gồm: kịch bản tiêu chuẩn và kịch bản tồi tệ (khi đại dịch trở nên trầm trọng hơn).

Trước hết nói về kịch bản tiêu chuẩn. Theo đó, nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản so sánh đợt bùng phát dịch Covid-19 với một trận “động đất” có tính chất đột ngột, gọi đây là một biến cố ngắn hạn mà hầu hết các nền kinh tế chịu tác động sẽ phục hồi sau 4 hoặc 5 năm sau “thảm họa”.

Việc JCER giả định Covid-19 chỉ là sự kiện mang tính đột ngột, tạm thời giống như “động đất” thì hẳn nhiên sẽ không ảnh hưởng tới các cấu trúc kinh tế trong giai đoạn trung hạn.

Với kịch bản này, JCER cho rằng trong năm nay 2020, chỉ có các nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan là vẫn duy trì tăng trưởng dương.

GDP của Ấn Độ có thể giảm hơn 10%, trong khi GDP của Philippines giảm 8%. Các nền kinh tế khác bao gồm Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Canada, Malaysia và Singapore đều chịu nguy cơ suy thoái với tốc độ hơn 6%.

Trung Quốc vượt Mỹ và trở thành nước có thu nhập cao

Đến năm 2029, JCER dự báo quy mô nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, và đến năm 2035 khoảng cách giữa hai nền kinh tế có thể tương đương với quy mô của nền kinh tế Nhật Bản.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới

Sang năm 2035, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, tính cả đặc khu hành chính Hong Kong, sẽ đạt 41.800 tỷ USD. Con số này chỉ thấp hơn chút đỉnh so với quy mô của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cộng lại (42.300 tỷ USD).

Năm 2023, Trung Quốc chính thức trở thành nước có thu nhập cao. Thu nhập bình quân đầu người Trung Quốc có thể lên tới 28.000 USD/năm vào năm 2035, ngang với con số hiện nay của Đài Loan.

Mặc dù vậy, đây vẫn là mức thấp hơn so với mục tiêu 30.000 USD/năm mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra.

Việt Nam có thể thành nước có thu nhập cao năm 2023

Trong khi đó, kịch bản nghiêm trọng hơn theo báo cáo của JCER giả định rằng, đại dịch Covid-19 sẽ trở nên tồi tệ hơn, không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa, sự mở cửa thương mại và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như nhiều nhân tố khác, làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn trung hạn của nhiều quốc gia.

Kinh tế Việt Nam vượt qua đáy, tăng trưởng tín dụng tích cực

Đến năm 2035, tốc độ tăng trưởng của Mỹ, Việt Nam, Singapore và nhiều nước khác sẽ thấp hơn so với kịch bản tiêu chuẩn, chủ yếu do sự đình trệ về trao đổi thương mại.

Tuy nhiên, Trung Quốc hầu như không bị ảnh hưởng bởi tác động này và vẫn trỗi dậy mạnh mẽ, xứng tầm “đe dọa” thống trị ngôi vị của Mỹ và nhiều nước châu Âu đang chìm sâu vào suy thoái.

Theo JCER, nếu kịch bản trầm trọng và tồi tệ hơn xảy ra, quy mô nền kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2028, sớm hơn 1 năm so với kịch bản chuẩn. Đến năm 2035, khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc nới rộng, và quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, tính cả Hong Kong, sẽ lên tới 41.800 tỷ USD, cao hơn một chút so với quy mô của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản cộng lại (41.600 tỷ USD).

Đồng thời, nếu kịch bản này xảy ra, quy mô của nền kinh tế Việt Nam đến năm 2035 vẫn sẽ nhỏ hơn của Đài Loan.

Tuy nhiên, nghiên cứu của JCER cũng dự báo nếu Ấn Độ phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19, nước này có thể vượt qua Nhật Bản vào năm 2033 về quy mô kinh tế. Tuy nhiên, Ấn Độ hiện nay vẫn đang phải vật lộn để trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình.

Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?
Về phần Việt Nam, trong báo cáo của mình, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản JCER dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6% vào năm 2035 nhờ xuất khẩu tăng mạnh. JCER chọn Việt Nam là một trong số những quốc gia có khả năng hồi phục và bật dậy nhanh chóng hậu Covid-19.

Với tốc độ này, các chuyên gia của Trung tâm Nhật Bản đánh giá Việt Nam sẽ vượt qua Đài Loan về quy mô nền kinh tế vào năm 2035 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

JCER cho rằng, Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 11.000 USD. Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trong các Mục tiêu, Chiến lược quốc gia cũng đang hướng đến xây dựng quốc gia công nghiệp phát triển, và thịnh vượng trong giai đoạn trung và dài hạn.

Thảo luận