Bộ GTVT khẳng định chưa nhận được báo cáo việc Tư vấn Pháp ‘tuýt còi’ Tổng thầu Trung Quốc

Người phát ngôn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ vẫn chưa nhận được báo cáo về việc Tư vấn Pháp ‘tuýp còi’ Tổng thầu Trung Quốc về một số vấn đề tồn tại trong quá trình chạy thử.
Sputnik

Theo ông Đông, hiện các đơn vị cơ quan vẫn đang phối hợp tốt để thực hiện công tác vận hành tàu Cát Linh – Hà Đông.

Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ GTVT cũng cho biết đã chính thức cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật môi trường cho 13 đoàn tàu dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Bộ GTVT chưa nhận báo cáo về việc Tư vấn pháp tuýp còi Tổng thầu Trung Quốc

Người phát ngôn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) Nguyễn Ngọc Đông chiều ngày 15/12 đã thông tin một số vấn đề liên quan đến quá trình vận hành, chạy thử tàu Cát Linh – Hà Đông trong giai đoạn hiện nay.

Bộ trưởng Thể xin “rút kinh nghiệm”, tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ chạy thật trước Đại hội 13?

Theo đại diện Bộ GTVT, hiện các đơn vị liên quan vẫn đang phối hợp để thực hiện công tác vận hành tàu Cát Linh – Hà Đông. Trao đổi với VTC, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, trong quá trình chạy thử, nếu có phát sinh một số vấn đề cũng là điều bình thường và dễ hiểu.

“Quá trình vận hành chạy thử, nếu có chuyện này chuyện kia thì đó cũng là bình thường”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh.

Ngoài ra, liên quan đến việc Tư vấn Pháp “tuýt còi” Tổng thầu EPC Trung Quốc về một số bất cập trong quá trình vận hành thử, đại diện lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, hiện Bộ chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về vấn đề này.

“Phía tư vấn Pháp không nói gì. Hệ thống tàu sắt vẫn đang được chạy thử. Các cơ quan liên quan vẫn đang tập trung đánh giá. Các tình huống diễn ra trong quá trình vận hành thử đều được ghi lại. Thông tin chính thức về việc vận hành thử tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ được công bố khi có các đánh giá chính xác”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.

Vì sao tàu Cát Linh – Hà Đông khó lòng chạy trước Đại hội XIII?
Hôm 12/12, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bắt đầu vận hành thử toàn bộ hệ thống trong 20 ngày để đánh giá an toàn, phục vụ nghiệm thu trước khi “chạy thật”, và đưa vào khai mạc thương mại.

Kết quả sau những ngày đầu tiên chạy thử nghiệm tàu Cát Linh – Hà Đông cho thấy, các lượt tàu đã được chạy đủ theo biểu đồ hoạt động.

Theo đó, tổng số chuyến đạt 287 lượt/ngày với tần suất 6 phút/lượt vào giờ cao điểm, 10 phút/lượt vào giờ bình thường.

Theo đại diện Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Đường sắt đô thị (Metro) Hà Nội, cho biết đơn vị cơ bản bố trí đủ 650 người vận hành trên tuyến, thời gian nhân viên trực và vận hành tàu là từ 5h đến 23h đêm mỗi ngày.

Tư vấn Pháp chỉ ra những vấn đề gì của tàu Cát Linh – Hà Đông?

Sau 3 ngày vận hành thử, Tư vấn độc lập ACT của Pháp đã chỉ ra một số “lỗi” về quy trình vận hành để đảm bảo an toàn của Tổng thầu EPC Trung Quốc.

Đại sứ Trung Quốc nói cố gắng, liệu tàu Cát Linh - Hà Đông có chạy trước Đại hội 13?

Cụ thể, một số quy trình vận hành đảm bảo an toàn của Tổng thầu Trung Quốc được cho là đã bị tư vấn Pháp tuýt còi.

Khi đoàn tàu đang chạy trên tuyến, tư vấn Pháp đưa ra tình huống cháy xảy ra ở giữa tàu để đơn vị vận hành xử lý.

Với phương án này, theo yêu cầu của đại diện tổng thầu Trung Quốc, lực lượng vận hành không được bấm nút báo động để bơm khí tươi vào, vì đại diện tổng thầu giải thích rằng, khi cháy mà bơm khí tươi vào sẽ làm ngọn lửa bùng cháy thêm, gây hư hại tàu.

Tuy nhiên, phía Tư vấn Pháp không chấp nhận cách xử lý này, yêu cầu trong trường hợp xảy ra cháy trên tàu, lực lượng vận hành phải báo động và bơm khí tươi vào để giữ khí thở cho khách, còn tàu cháy thì phải chấp nhận.

Đánh giá về cách xử lý này, chuyên gia đường sắt đô thị cho rằng, trong phương án vận hành tàu, phía châu Âu họ tôn trọng con người (hành khách), còn tổng thầu tại dự án Cát Linh - Hà Đông Trung Quốc lại “chăm chăm” sợ hỏng tàu, giữ an toàn cho phương tiện.

Trả lời báo giới về ý kiến nhận định “trong phương án vận hành tàu, châu Âu họ tôn trọng con người (hành khách), còn tổng thầu tại dự án Cát Linh - Hà Đông lại quan tâm đến giữ an toàn cho phương tiện”, Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng đây là ý kiến không có cơ sở.

“Đánh giá như thế nào đều có quy chuẩn, quy định và có nhiều bên tham gia giám sát”, Thứ trưởng Đông nói.
“Về nguyên tắc, việc vận hành phải tuân thủ quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn khai thác, an toàn cho hành khách và phương tiện, chứ không phải là quan tâm tới con người hơn hay phương tiện hơn”,  Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh.

Liên quan đến tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật của dự án, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, về nguyên tắc khi triển khai dự án đã thông qua tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ của Trung Quốc nên khi thực hiện cũng sẽ phải tuân thủ theo tiêu chuẩn đã được thông qua.

Việc mời tư vấn độc lập của Pháp đánh giá về dự án là nhằm đảm bảo khách quan và yêu cầu cao nhất của dự án Cát Linh – Hà Đông.

Hoàn thành kiểm định 13 đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông

Cũng trong ngày 15/12, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ GTVT, chính thức cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật môi trường cho 13 đoàn tàu dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Chạy thử tàu Cát Linh–Hà Đông: Không thanh toán 50 triệu USD cho Tổng thầu Trung Quốc

Theo Cục Đăng Kiểm Việt Nam, đơn vị này đã thực hiện xong và cấp kiểm định chính thức cho 13 đoàn tàu và hạng mục liên quan của đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội).

Trong năm vừa qua, đơn vị kiểm định đường sắt của Cục Đăng kiểm Việt Nam đã thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho 13 đoàn tàu điện của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

“Đây là cơ sở để đảm bảo các đoàn tàu thực hiện vận hành thử nghiệm đánh giá an toàn hệ thống trước khi nghiệm thu đưa vào vận hành thương mại”, Cục Đăng kiểm nhấn mạnh.

Theo đó, giấy chứng nhận kiểm định chính thức được cấp cho các đoàn tàu dự án này vào tháng 9 vừa qua.

Đại diện lãnh đạo Cục Đăng kiểm cho biết, việc kiểm tra các đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thực hiện theo quy chuẩn quốc gia về kiểm tra, nghiệm thu toa xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.

Việc kiểm định này được thực hiện với 23 hạng mục ở trạng thái tĩnh và có cấp điện, kiểm tra vận hành trên tuyến.

Cụ thể, nội dung kiểm tra gồm thực tế tổng thành thiết bị, linh kiện từng đoàn tàu (ở trạng thái tĩnh, chuyển động) và đối chiếu với hồ sơ thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật phương tiện đường sắt nhập khẩu.

“Sau khi hoàn thành kiểm tra, phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định để đưa vào lưu hành”, Cục Đăng kiểm nhấn mạnh.

Bên cạnh các khâu này, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông còn phải trải qua khâu đánh giá và được cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống mới được đưa vào vận hành thương mại.

Dự án Cát Linh-Hà Đông chưa chạy thật, Tổng thầu Trung Quốc đòi gấp Việt Nam 50 triệu USD?

Tư vấn độc lập Pháp – Liên danh Apave - Certifer – Tricc, do Việt Nam thuê) thực hiện chịu trách nhiệm về việc đánh giá an toàn hệ thống.

Sau khi tư vấn của Pháp có kết quả đánh giá an toàn hệ thống, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ thẩm định, cấp giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống trước khi dự án Cát Linh – Hà Đông có thể đi vào khai thác.

Các nội dung mà ACT phải đánh giá quy trình vận hành an toàn gồm: độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hệ thống phương tiện, tín hiệu điều khiển chạy tàu, cung cấp điện sức kéo, cửa chắn ke ga (nếu có).

Ngoài ra, nhà tư vấn Pháp còn phải kiểm tra phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn (hoặc đường hầm), nhà ga, kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm, đánh giá tương thích điện từ, tích hợp hệ thống, thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống, hệ thống quản lý an toàn vận hành.

Những vấn đề gì còn tồn tại trong quá trình vận hành tàu Cát Linh – Hà Đông?

Sau ba ngày vận hành thử, theo Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) Vũ Hồng Trường cho biết, khác với các lần vận hành kỹ thuật trước đây chỉ với 1 – 2 đoàn tàu chạy, lần này, đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT và Tổng thầu Trung Quốc đã cho chạy tất cả 13 đoàn tàu của dự án để kiểm tra các thông số kỹ thuật, kết nối liên hợp.

Giải cứu dự án đường sắt Cát Linh–Hà Đông

Ông Trường cho biết, từ 5h sáng ngày 12/12, những chuyến tàu đầu tiên đã chạy trên tuyến đường sắt dài 13 km. Đến mỗi nhà ga, tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để đón trả khách như khi khai thác thương mại.

Các đoàn tàu chạy tần suất 6-7 phút/chuyến, cao điểm có thể 2-3 phút/chuyến, vận hành liên tục từ 5h đến 23h hàng ngày. Mỗi ngày sẽ có từ 6 đến 9 đoàn tàu hoạt động.

Đồng thời, Tư vấn ACT (Pháp) giám sát, điều chỉnh chặt chẽ trong suốt quá trình vận hành kỹ thuật, từ vận hành các đoàn tàu đến khớp nối với các hệ thống khác như đường ray, nhà ga, tín hiệu.

Theo ông Trường, qua 3 ngày vận hành đầu tiên theo phương án trên, tuy các lượt tàu chạy đạt 100% theo biểu đồ nhưng vẫn còn một số lượt chuyến không chở khách, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện vận hành nhưng vẫn chậm giờ về ga từ 1- 2 phút.

Trả lời về hiện tượng tàu về chậm giờ này, ông Trường cho biết, do tư vấn Pháp đưa ra các tình huống kiểm tra bất ngờ khi tàu đang hoạt động trên tuyến hoặc tiếp cận ga.

Việt Nam sắp hoàn thành đánh giá an toàn dự án Cát Linh - Hà Đông

Các tình huống giả định này bao gồm tư vấn bất ngờ báo có cháy trên tàu, tự ý mở cửa sổ để thò đầu ra ngoài, tàu gặp chướng ngại vật khi đang vận hành. Mặc dù giả định, nhưng tất cả các tình huống yêu cầu nhân viên trên tàu phải xử lý dứt điểm.

Theo kế hoạch vận hành kỹ thuật đang được thực hiện, các đoàn tàu của dự án vận hành không tải trong 20 ngày, sau đó tư vấn Pháp và Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu, đánh giá.

Theo dự kiến của Bộ GTVT, đến ngày 20/1/2021 sẽ kết thúc quá trình đánh giá an toàn dự án, bàn giao cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tiến hành khai thác thương mại.

Tàu được thiết kế có vận tốc 80km/h, khi được đưa vào chạy thật, đoàn tàu sẽ có 4 toa, có thể chở hơn 900 ngywời và vận tốc khi khai thác thương mại, trung bình đạt 35km/h.

Thảo luận