Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt: nghiên cứu quần đảo Trường Sa và hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bão lụt

Sputnik (Hà Nội) - Ngày 15 tháng 12, tại Hà Nội, Ủy ban phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt đã tiến hành Phiên họp lần thứ 31.
Sputnik

Tại phiên họp của Ủy ban phối hợp và buổi lễ trọng thể đã tổng kết kết quả hoạt động của Trung tâm Nhiệt đới trong năm 2020 và xác định các phương hướng hoạt động khoa học chính của Trung tâm Nhiệt đới trong những năm tới.

Bất chấp đại dịch

Phát biểu tại phiên họp, ông Aleksey Medvedev, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Đại học LB Nga, Chủ tịch Phân ban Nga đồng chủ trì hội nghị, lưu ý rằng, trong bối cảnh các lệnh phong tỏa và hạn chế di chuyển nhằm đối phó với đại dịch trong năm 2020, Trung tâm Nhiệt đới đã có thể duy trì chế độ làm việc và các hoạt động khoa học công nghệ đã được thực hiện theo đúng kế hoạch.

Các bệnh nhiệt đới đe dọa không chỉ những người sống ở vùng nhiệt đới
“128 chuyên gia Nga đã tham gia các đề tài nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới, trong khi đó, theo kế hoạch phải có 260 chuyên gia. Nhưng, trong điều kiện đại dịch Covid-19, đây là một kết quả tốt, tương ứng với số lượng chuyên gia Nga được gửi hàng năm sang Việt Nam trong 10 năm qua. Năm nay, Trung tâm đã tổ chức và tiến hành  34 chuyến nghiên cứu dã ngoại, công bố 126 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín”, - ông Medvedev cho biết.

Ông Alexey Medvedev cũng ghi nhận vị trí quan trọng của Trung tâm Nhiệt đới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt: nghiên cứu quần đảo Trường Sa và hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bão lụt

Về phần mình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Chủ tịch Phân ban Việt Nam của Trung tâm Nhiệt đới, bày tỏ tin tưởng rằng, phiên họp này của Ủy ban phối hợp sẽ mở ra một chương mới trong phát triển Trung tâm Nhiệt đới và tình hữu nghị Nga-Việt.

Ông Nguyễn Chí Vịnh cho biết: "Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng, tác động không nhỏ của đại dịch Covid-19, nhưng các hoạt động khoa học công nghệ của Trung tâm Nhiệt đới đã được thực hiện theo đúng kế hoạch và Trung tâm đã đạt được những kết quả tốt".

Những kết quả đạt được trong năm 2020

Năm 2020, Trung tâm Nhiệt đới đã tích cực triển khai các nghiên cứu ứng dụng chung và thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao công nghệ thích ứng từ Nga. Đáng chú ý nhất trong số đó là xe labo - phòng xét nghiệm di động được phía Nga cấp cho Trung tâm. Trong đợt bùng phát COVID-19 tại Việt Nam, các nhân viên của Trung tâm Nhiệt đới đã tích cực tham gia xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho quân nhân và nhân dân tại các địa phương vùng dịch.

Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt: nghiên cứu quần đảo Trường Sa và hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bão lụt

Cũng trong năm 2020, Trung tâm đã thực hiện các đề tài nghiên cứu về sinh thái nhiệt đới, y sinh nhiệt đới, cấu trúc chức năng hệ sinh thái cạn, sinh thái nước, nghiên cứu thành phần khí quyển.

Món quà của Nga cho Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga

Trong lĩnh vực sinh thái biển, các nhân viên của Trung tâm tiếp tục nghiên cứu sự đa dạng của hệ động vật biển. Hệ động vật biển xung quanh quần đảo Trường Sa có tính đa dạng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, quần đảo này còn là vùng kinh tế đánh bắt hải sản xa bờ quan trọng nhất trên Biển Đông. Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11, Trung tâm đã tổ chức chuyến thám hiểm theo kế hoạch để nghiên cứu sinh thái, tài nguyên biển và xử lý môi trường tại Quần đảo Trường Sa.

Trung tâm Nhiệt đới đã hoàn tất quá trình thành lập một đơn vị cơ cấu mới - Trung tâm giám sát và kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu trong lĩnh vực y học nhiệt đới đã được thực hiện.

Để thực hiện hoạt động giám sát và phòng chống bệnh dịch hạch và các bệnh nhiễm trùng khác, các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện tại 4 tỉnh phía bắc là Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đối tượng nghiên cứu là động vật có vú nhỏ và ký sinh trùng hút máu.

Trong đợt bão lụt ở miền Trung Việt Nam, với sự trợ giúp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nhiệt đới đã trao tặng nhiều máy lọc nước xách tay từ Nga cho người dân bị thiệt hại để giúp họ khắc phục hậu quả nhanh hơn.

Trung tâm Nhiệt đới đang xây dựng hai trạm khoa học, hai khu phức hợp khí hậu cao tầng, v.v.

Hai bên nhất trí tiếp tục phát triển hợp tác khoa học

Trong số các đề xuất quan trọng đã được đưa ra tại phiên họp của Ủy ban phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt có các đề xuất như sau:

Kết quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt được đánh giá cao tại Hà Nội

- Tăng số lượng các chuyên gia Nga tại Trung tâm Nhiệt đới làm việc trên cơ sở thường xuyên;

- Đưa những nhân viên Việt Nam sang Nga làm việc tại các phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu và trường đại học trong khuôn khổ các đề tài chung;

- Mở rộng nghiên cứu hệ sinh thái biển trong khu vực quần đảo Trường Sa;

- Đưa giáo viên dạy tiếng Nga sang Trung tâm Nhiệt đới để đào tạo sĩ quan, học viên của các học viện quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hỗn hợp Nhiệt đới Nga-Việt

Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hỗn hợp Nhiệt đới Nga-Việt là đối tượng quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và hợp tác quân sự - kỹ thuật. Trải qua 25 năm thành lập và phát triển, Trung tâm Nhiệt đới đã trở thành một tổ chức khoa học quốc tế, đa ngành và liên ngành độc đáo “có một không hai” trên thế giới. Trung tâm Nhiệt đới hoạt động từ năm 1987.

Thảo luận