Truyền đơn chỉ là một cái cớ: Liệu Triều Tiên có đáp lại lời kêu gọi của Seoul?

Tối ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật cấm rải truyền đơn chống Triều Tiên qua biên giới liên Triều. Để thông qua dự luật này, phe cầm quyền và phe đối lập trong Quốc hội đã chấm dứt thảo luận không giới hạn thời gian (sử dụng quyền “filibuster”, quyền cản trở thông qua một đạo luật tại Quốc hội) kéo dài gần sáu ngày.
Sputnik

Bây giờ, người vi phạm lệnh cấm rải truyền đơn có thể chịu án tù giam 3 năm, mà theo những người phản đối đề xuất này, dự luật mới xâm phạm quyền tự do ngôn luận và trái với hiến pháp. Tuy nhiên, những người ủng hộ sáng kiến này nhấn mạnh rằng, dự luật đảm bảo sự phát triển ổn định của mối quan hệ liên Triều, cũng như sự an toàn của cư dân vùng biên giới liên Triều. 

Bắc Triều Tiên hành quyết một công dân vi phạm ché độ cách ly kiểm dịch

Các chương trình phát thanh tuyên truyền và việc rải truyền đơn dọc biên giới Triều Tiên đã nhiều lần đẩy tình hình trên bán đảo tới giới hạn khi hai bên đã phải bắn những phát súng cảnh cáo. Ở cấp nhà nước, hai bên đã từ lâu đồng ý từ bỏ những hành động như vậy, nhưng, họ vẫn không thể kiềm chế hành động của các tổ chức phi chính phủ, mà một bộ phận tích cực nhất trong số đó là những người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên hiện sống ở miền Nam. Trong 8 năm qua, Hàn Quốc đã đưa ra nhiều sáng kiến ​​lập pháp tương ứng, nhưng, dự luật này chỉ có thể được thông qua sau khi Đảng Dân chủ cầm quyền chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc hội.

Lãnh đạo của hai miền Nam-Bắc đã nhất trí chấm dứt mọi hành động thù địch dọc biên giới, bao gồm cả việc thả truyền đơn, tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào tháng 4 năm 2018. Nhưng, sau khi hy vọng về một giải pháp cho vấn đề hạt nhân thông qua đối thoại với Hoa Kỳ đã tiêu tan, và Bắc Triều Tiên có lo ngại bị lây nhiễm COVID-19 một cách mất kiểm soát, tình hình đã bùng nổ trở lại. Những hành động chống Triều Tiên đã phá vỡ (đôi khi theo nghĩa đen) không chỉ nhiều thành tựu của chính quyền Moon Jae-in theo hướng Triều Tiên, mà còn cả niềm tin của Bình Nhưỡng về việc Seoul có thể thực hiện đầy đủ các cam kết của mình. Vì thế, việc thông qua dự luật này có thể được coi như là bước đầu tiên nhằm khôi phục lòng tin. 

“Những người đào tẩu Triều Tiên nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức cực đoan bảo thủ của Mỹ, rải truyền đơn xúc phạm các nhà lãnh đạo của Triều Tiên và thực hiện những hoạt động khác mà Triều Tiên chỉ đơn giản không thể làm ngơ, điều này làm phức tạp thêm việc hòa giải giữa hai miền Triều Tiên”, - Giáo sư Lee Sinuk tại Đại học Dong-A (Hàn Quốc), nói.

Theo ông, sau Tuyên bố Panmunjom và Hội nghị thượng đỉnh Bình Nhưỡng, chính phủ của Tổng thống Moon Jae-in lẽ ra phải làm rất nhiều, nhưng, họ đã không làm gì cả và giao phó mọi việc cho chính quyền Trump. Cách tiếp cận quan hệ liên Triều lâu nay vẫn thụ động, nên việc khôi phục quan hệ sẽ mất nhiều thời gian. Và những tuyên bố lớn tiếng của chính phủ rằng lần này họ "sẽ làm mọi thứ đúng đắn", chắc là không thể làm vừa lòng miền Bắc. 

Truyền đơn chỉ là một cái cớ: Liệu Triều Tiên có đáp lại lời kêu gọi của Seoul?
“Ngay cả nếu chính phủ Hàn Quốc một lần nữa, nhân dịp thông qua luật cấm rải truyền đơn chống Triều Tiên, đề nghị viện trợ y tế cho Triều Tiên, thì Bình Nhưỡng khó có thể chấp nhận sự hỗ trợ này. Việc cung cấp trang thiết bị phòng, chống dịch trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước Đông Bắc Á do phía Hàn Quốc đề xuất trong lĩnh vực này khó có thể dẫn đến việc cung cấp vắc xin để chấm dứt đại dịch COVID-19. Do đó, theo quan điểm của Triều Tiên, họ khó có thể chấp nhận đề xuất của miền Nam, và giải pháp thay thế duy nhất vẫn là duy trì sự cô lập hoàn toàn”, - Giáo sư Lee Sinuk nói.

Tuy nhiên, theo lời ông, gần đây một tổ chức tư nhân chuyên cung cấp viện trợ cho Triều Tiên đã thông báo rằng, họ đã nhận được sự cho phép của Bộ Thống nhất Hàn Quốc và đã trao tặng khẩu trang y tế cho Triều Tiên. Vì thế, Seoul phải tiếp tục tìm cách xích lại gần hơn với CHDCND Triều Tiên thông qua lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác chính thức có thể được khôi phục chỉ sau khi đại dịch kết thúc. 

Bắc Triều Tiên yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp đỡ trong bối cảnh coronavirus

“Ngay cả khi những tổ chức tư nhân hỗ trợ miền Bắc bằng cách cung cấp vật tư y tế, sự hợp tác trong lĩnh vực du lịch đến vùng núi Kumgangsan hoặc trong ngành năng lượng và phát triển đường sắt đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp của các chuyên gia từ Bắc và Nam vẫn không thể thực hiện được do coronavirus. Phía Triều Tiên đã tuyên bố rằng, cho dù chính phủ Moon Jae-in có tỏ ra hoa mỹ đến đâu, nhưng họ sẽ không hưởng ứng, Vì thế, dự luật mới khó có thể thay đổi lập trường cơ bản của Bình Nhưỡng”, - chuyên gia Hàn Quốc nhận xét.

Nói về khả năng của các tổ chức chống Triều Tiên chuyển hoạt động sang lãnh thổ Trung Quốc hoặc Nga để lách lệnh cấm của Hàn Quốc, giáo sư Lee Sinuk lưu ý rằng, những nỗ lực như vậy chắc chắn sẽ có, nhưng, ở đó họ sẽ phải đối mặt với chính quyền Trung Quốc và Nga có các biện pháp cắng rắn hơn nhiều, rất có thể chính quyền Trung Quốc và Nga chỉ đơn giản không cho phép những thành viên của các tổ chức này vào các vùng biên giới.

Một số tín đồ Thiên chúa giáo được Mỹ tài trợ có thể tiếp tục thực hiện những hành động đột ngột, và điều này sẽ cản trở nghiêm trọng giao lưu dân sự giữa miền Bắc và miền Nam. Nhưng, nếu nói về những tổ chức Cơ đốc giáo ở khu vực biên giới giúp đào thoát khỏi Triều Tiên, thì họ sẽ không thả truyền đưn. Xét cho cùng, nếu họ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc từ các quan chức thực thi pháp luật ở Trung Quốc hoặc Nga vì những hành động như vậy, điều đó sẽ làm suy yếu cơ sở kinh doanh của chính họ và họ sẽ khó khăn hơn trong việc khuyến khích mọi người chạy trốn khỏi Triều Tiên”, - giáo sư nói.

Đối với các tổ chức tích cực nhất của những người đào tẩu Triều Tiên, Seoul chắc chắn sẽ cố gắng né tránh những tình huống khi những người như vậy bị chính quyền địa phương bắt giữ và sau đó Triều Tiên đòi dẫn độ họ, vì vậy Seoul sẽ giải quyết trước vấn đề này.

“Để ngăn chặn hiệu quả các hành động đột ngột của những nhóm người đào tẩu, chính phủ Hàn Quốc có thể chia sẻ dữ liệu liên quan với chính quyền địa phương. Đồng thời, Seoul có thể thông báo cho các tổ chức như vậy về các biện pháp trừng phạt nếu họ bị các nhân viên thực thi pháp luật bắt giữ”, - chuyên gia nói thêm.
Thảo luận