Ông Tất Thành Cang bị đình chỉ chức vụ Phó Trưởng ban Biên soạn lịch sử Đảng bộ TP.HCM

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã có quyết định tạm đình chỉ chức vụ Phó trưởng Ban Biên soạn Lịch sử Đảng bộ TP.HCM đối với ông Tất Thành Cang. Thời hạn đình chỉ là 3 tháng để phục vụ công tác điều tra.
Sputnik

Vì sao ông Tất Thành Cang bị khởi tố?

Chiều 20/12, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cho biết Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã có quyết định tạm đình chỉ 3 tháng chức vụ Phó trưởng Ban Biên soạn Lịch sử Đảng bộ TP.HCM đối với ông Tất Thành Cang.

Việt Nam tiếp tục “đốt lò”: Đằng sau việc ông Tất Thành Cang bị bắt

Trước đó, chiều 16/12, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có quyết định khởi tố bị can đối với ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM để điều tra về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ông Cang liên quan đến sai phạm trong việc bán cổ phiếu Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) cho cổ đông là Công ty Nguyễn Kim. Cũng theo Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, ông Tất Thành Cang có những dấu hiệu sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước do Thành ủy TP.HCM quản lý. Từ sự chấp thuận này đã dẫn đến sai phạm tại các công ty, gây thất thoát, thiệt hại lớn cho Nhà nước.

Ngay sau quyết định khởi tố bị can nêu trên, Thường trực HĐND TP.HCM cũng đã có quyết định tạm định chỉ tư cách đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Tất Thành Cang.

“Thôi rồi” ông Tất Thành Cang

Ông Tất Thành Cang sinh năm 1971, quê ở Long An. Ông Cang từng giữ chức Bí thư Thành đoàn, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch UBND quận 2, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.

Tháng 12/2018, ông Tất Thành Cang bị Ban Chấp hành Trung ương xem xét thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020, do đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước.

Từ tháng 3/2019, ông Tất Thành Cang được phân công làm Phó Trưởng ban Biên soạn lịch sử Đảng bộ TP.HCM.

Bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Thành liên quan đến sai phạm tại Công ty IPC và SADECO

Liên quan sai phạm trong việc phát hành cổ phần tại Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt IPC) và Công ty SADECO, ngày 17/12, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Nguyễn Hữu Thành (thành viên HĐQT Công ty SADECO) về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Xử ông Tất Thành Cang thế nào?

Cơ quan CSĐT xác định, bị can Nguyễn Hữu Thành có liên quan đến sai phạm của hai bị can Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc Công ty IPC, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty SADECO); Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Công ty SADECO) trong việc quản lý‎ vốn Nhà nước tại Công ty IPC, Công ty SADECO.

Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Dũng và Phúc (đã bị bắt tạm giam vào tháng 5/2019 về hành vi tham ô tài sản, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng ph) có nhiều vi phạm trong việc tăng vốn điều lệ tại Công ty SADECO theo hình thức phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần, không thông qua thẩm định giá, từ đó gây thất thoát cho Công ty SADECO hàng trăm tỷ đồng.

Trong vụ này, bị can Nguyễn Hữu Thành đã biểu quyết thông qua việc phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần, có lợi cho Công ty Nguyễn Kim, gây thiệt hại cho Công ty SADECO và tài sản Nhà nước.

Như vậy, hành vi của bị can Nguyễn Hữu Thành được xác định với vai trò đồng phạm với các bị can khác trong vụ án.

Đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố hơn 20 bị can liên quan. Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.

Thảo luận