Ông Netesov đứng đầu Phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học, vi sinh và virus học tại ĐHTH Quốc gia Novosibirsk, Viện sĩ Thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga.
«Hẳn là Đan Mạch, Hà Lan đã hành xử rất cảm tính khi vội vàng tiêu diệt toàn bộ đàn chồn - ở đó chỉ có 20% trang trại bị nhiễm bệnh nhưng họ liền tiêu huỷ tất cả ... Nếu chúng ta nuôi số lượng chồn đông đúc trên quy mô lớn, hãy thử nghĩ xem con người sẽ lây bệnh gì từ những con vật này ... Chồn chắc chắn cần được tiêm vaccine ngừa coronavirus. Chúng ta tiêm phòng cho chim để chống nhiễm gamma-coronavirus vốn lây nhiễm nặng cho chim. Vaccine như vậy đã được điều chế từ lâu rồi, khoảng 40 - 50 năm. Nhưng phải thấy rằng về mặt tiến hoá thì các loài chim khác xa con người chúng ta, còn chồn, chồn hương, những con thú có bộ lông mượt thì gần chúng ta hơn», - nhà khoa học lý giải cho luận điểm của ông.
Theo lời ông, cần tiến hành giám sát trong tự nhiên về sự xuất hiện các bệnh nhiễm trùng và cách có thể truyền sang người.
«Những nghiên cứu như vậy chỉ mới bắt đầu trên quy mô lớn trên thế giới. Cần được thực hiện ở đất nước ta, ở ta có nhiều động vật và nhiều vùng địa lý. Phải bố trí giám sát trong tự nhiên và xem liệu những nguồn tiềm năng đó có biến thành virus ở người hay không», - chuyên gia nói thêm.
Việc tiêu diệt chồn ở Đan Mạch
Đầu tháng 11, chính quyền Đan Mạch thông báo rằng cần phải tiêu hủy toàn bộ những con chồn trên địa bàn Vương quốc, mà đó là khoảng 15-17 triệu con, ở tất cả các trang trại, bởi chồn là vật chủ mang coronavirus dạng đột biến nguy hiểm. Như vậy, ngành công nghiệp lông thú lớn nhất châu Âu đã bị phá hủy.
Đọc thêm: