Liệu có phải Ấn Độ đang “hòa điệu” cùng với Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông?

Tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-Việt Nam hôm thứ Hai, nhiều tuyên bố đã được đưa ra về Biển Đông. Các bên đã ký một số thỏa thuận quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và đầu tư chung vào khai thác hydrocacbon ở Biển Đông. Trung Quốc gọi thái độ quan tâm của Ấn Độ về tự do hàng hải trong khu vực là những điều thiếu căn cứ.
Sputnik

Tình hình Biển Đông trở thành một trong những chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh  trực tuyến Ấn Độ- Việt Nam. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi hội đàm với người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng: các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông không được xâm phạm lợi ích của các nước khác trong khu vực. Như truyền thông Ấn Độ đưa tin: các bên đã thảo luận, trong  đó về vấn đề liên quan đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ sự cần thiết phải tuân thủ các quy tắc ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, và khẳng định tầm quan trọng của an ninh và tự do hàng hải và quyền hàng không trên Biển Đông.

Năm 2020: Chỉ toàn những điều tích cực khi nói về Việt Nam

Ấn Độ tham gia vào các cuộc thảo luận về Biển Đông thường xuyên hơn

Các nhà quan sát lưu ý rằng Ấn Độ thường xuyên tham gia trực tiếp hơn vào các cuộc thảo luận về Biển Đông. Đặc biệt, tại Hội nghị Cấp cao Đông Á do Việt Nam chủ trì vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subramaniam Jaishankar đã bày tỏ quan ngại về các hành động và sự cố “làm xói mòn lòng tin” ở Biển Đông.

Việc lựa chọn địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Ấn-Việt hầu như không phải ngẫu nhiên, - Zhang Jiadong, Giám đốc Trung tâm Nam Á thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:.

“Việt Nam là một cường quốc hàng hải quan trọng. Việt Nam rất nhạy cảm với vấn đề Biển Đông vì nó ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia của  đất nước. Nếu Ấn Độ muốn can thiệp vào vấn đề Biển Đông, thì Việt Nam có thể là một điểm khởi đầu tốt cho điều đó. Giữa Việt Nam và Trung Quốc có những tranh chấp lãnh thổ trên biển, Ấn Độ và Trung Quốc cũng có vấn đề về biên giới. Chúng khá giống nhau. Rõ ràng, đây là lý do khiến Việt Nam và Ấn Độ ngày càng quan hệ chặt chẽ hơn, củng cố quan hệ hai nước trong những năm gần đây, trong đó có việc tăng cường hợp tác quân sự".

Tại Hội nghị cấp cao, các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Việt Nam nhất trí tăng cường chương trình trao đổi quân sự, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, dựa trên các hạn mức tín dụng của Ấn Độ dành cho Việt Nam. Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh, Ấn Độ đã bàn giao tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam. Hai tàu khác do Ấn Độ sản xuất cho Việt Nam đã được hạ thủy và dự án đóng 7 tàu tuần tra cao tốc tại Việt Nam được khởi động theo khoản vay 100 triệu USD từ Chính phủ Ấn Độ.

Liệu có phải Ấn Độ đang “hòa điệu” cùng với Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông?

Việt Nam là đồng minh quan trọng của Ấn Độ ở Đông Nam Á

Alexei Kupriyanov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Khoa các vấn đề chính trị quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc VHL KH Nga, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã nói rằng:

“Việt Nam là đồng minh chủ chốt của Ấn Độ ở Đông Nam Á. Xu hướng này sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ hơn. Ấn Độ cảm thấy thoải mái hơn với Việt Nam so với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, chủ yếu vì Việt Nam đang theo đuổi một chính sách khá độc lập và chính sách này nhìn chung phù hợp với chính sách của Ấn Độ. Đây là chính sách "ba không" - không có căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình, không liên minh và không liên kết với bên nào trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự".

Động lực  thúc đẩy  Ấn Độ thể hiện quyền có mặt ở Biển Đông là việc Trung Quốc hiện diện ở Ấn Độ Dương, Aleksei Kupriyanov  nhận xét khi bình luận về những tuyên bố mới nhất của Ấn Độ về tình hình ở khu vực này.

Tướng Vịnh: Việt Nam không bỏ Biển Đông, giữ “hòa thuận” với Trung Quốc, Lào, Campuchia
“Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc hiện đang trải qua giai đoạn khó khăn do khủng hoảng biên giới. Và thời gian này càng kéo dài, thì Ấn Độ càng hành xử theo cách khiến Trung Quốc không hài lòng. Điều này không có nghĩa là Ấn Độ sẽ trở thành một đồng minh  hoàn toàn của Mỹ, mà bằng cách nào đó, nước này sẽ trở thành một chư hầu của Mỹ. Điều này có nghĩa là Ấn Độ sẽ xích lại gần Hoa Kỳ theo một số hướng. Trong thời điểm leo thang xung đột biên giới với Trung Quốc vào mùa hè năm nay, truyền thông Ấn Độ cho biết tàu chiến của họ đang ở Biển Đông. Do đại dịch và sự kinh tế sụp đổ, Ấn Độ ngày nay không có đủ nguồn lực tài chính cho tương lai gần để bằng cách nào đó mở rộng mạnh mẽ sự hiện diện của mình ở đó ".

Hôm thứ Ba, Hải quân Hoa Kỳ đã cử tàu sân bay USS John S. McCain đến quần đảo Nam Sa. Hạm đội 7 Hoa Kỳ cho biết trong tuyên bố rằng tàu khu trục tên lửa xác nhận  quyền và tự do hàng hải trong khu vực. Về phần mình, phía Trung Quốc thông báo rằng sau cảnh báo, tàu khu trục Mỹ đã bị đuổi khỏi đó. Theo số liệu của Tổ chức tư vấn Bắc Kinh ​South China Sea Strategic Situation Probing Initiative, vụ việc này là lần thứ chín trong năm nay khi tàu Hải quân Mỹ đi trong phạm vi 12 hải lý từ vùng đất được Trung Quốc tuyên bố hoặc chiếm đóng trên Biển Đông. Đây là cường độ cao nhất trong các hoạt động như vậy của Mỹ trong vòng 5 năm qua. Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố về tính hợp pháp của các quyền lãnh thổ của họ trong vùng biển của Biển Đông.

Thảo luận