Xuyên tạc nhân sự Đại hội XIII: Việt Tân và thế lực phản động tăng cường chống phá Việt Nam

Càng gần đến Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, những kẻ cơ hội chính trị, thoái hóa tư tưởng, đạo đức càng tăng cường chiêu trò, thủ đoạn, chống phá, xuyên tạc chính quyền Việt Nam thông qua con bài “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”, “dân chủ”, tự do báo chí, ngôn luận.
Sputnik

Các nhà chức trách Việt Nam chỉ rõ, tổ chức phản động Việt Tân chính là kẻ đứng sau những chiêu trò, hoạt động phá hoại nhằm vào Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Chính phủ và các cấp lãnh đạo của Việt Nam, chúng thậm chí còn “biến người sống, thành người chết”, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng niềm tin nhân dân.

Thế lực phản động tăng cường chống phá, xuyên tạc trước Đại hội XIII

Như đã thông tin trước đó, nhằm hướng đến Đại hội XIII của Đảng, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành nhiều thời gian, công sức và lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng Đảng, trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề nhân sự, công tác cán bộ.

Tiếp tục đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trước Đại hội XIII

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định, công tác nhân sự Đại hội XIII liên quan đến vận mệnh của chế độ, quyết định sự sống còn của Đảng, sự phát triển vững mạnh của Việt Nam, do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, vấn đề này đã được tiến hành chặt chẽ, bài bản và kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức phản động, nhất là các đối tượng lưu vong nước ngoài, các phần tử bất hảo, có quan điểm bất đồng, chống đối chế độ, có hành vi, âm mưu bôi nhọ danh dự, uy tín của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, gây ảnh hưởng đến các cấp lãnh đạo, tác động xấu đến tư tưởng, niềm tin của nhân dân.

Càng gần đến thời điểm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đến gần, các thế lực thù địch tăng cường chống đối, sử dụng nhiều chiêu trò, thủ đoạn để xuyên tạc, công kích, chống phá chính quyền Việt Nam.

Với vấn đề mang tính then chốt như “công tác nhân sự”, các thế lực phản động thường xuyên đưa ra nhiều suy diễn, bình luận vô căn cứ, nhảm nhí, vớ vẩn nhằm đánh lạc hướng dư luận, gây ra sự hoài nghi trong quần chúng nhân dân, tạo nên những luồng ý kiến trái chiều, ảnh hưởng niềm tin chính trị vào Đảng và Nhà nước Việt Nam của một bộ phận người dân “nhẹ dạ cả tin” nghe theo các đối tượng xấu xa này.

Thời gian qua, trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, xuất hiện nhiều bài viết, video, hình ảnh do thế lực phản động phát tán nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức, lãnh đạo Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều tài khoản cá nhân với hàng trăm nghìn lượt theo dõi cũng đăng tải những thông tin không đúng sự thật, không được kiểm chứng, kèm với những bình luận xuyên tạc, phá hoại.

Điển hình như trên Youtube, xuất hiện một kênh với chuyên mục riêng mang tên gọi “Đại hội XIII” với hàng trăm video đã được đăng tải, trong đó phần lớn là những thông tin bị cắt dán, gán ghép.

Cùng với các sự kiện chính trị - kinh tế - xã hội lớn của đất nước, các đối tượng phản động lồng ghép vào những video này quan điểm, góc nhìn, đánh giá sai lệch, xuyên tạc về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Việt Nam.

Bộ Y tế chuẩn bị công tác y tế phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII
Các đối tượng xấu nắm được điểm yếu thị hiếu và đánh vào tâm lý tò mò của người dân, chúng tung ra rất nhiều video theo kiểu “phân tích”, suy đoán về công tác nhân sự.

Những video với các nội dung suy diễn như ai sẽ là “Tứ trụ” của Việt Nam ở Đại hội XIII, ai sẽ là “trường hợp đặc biệt” vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Hay ai sẽ thay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đất nước. Cùng với đó là việc “tự xây dựng” dựa trên những đồn đoán vô căn cứ về chân dung Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ mới.

Các thế lực phản động còn liên tục nhắm vào việc liệu Việt Nam có tiếp tục nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hay không.

Có video mang tên gọi “Nhân sự Đại hội XIII: Quyết đấu trước Hội nghị Trung ương 14” mang nội dung sai trái, xuyên tạc, sai sự thật một cách trắng trợn.

Việt Tân và những thế lực chống phá chính quyền Việt Nam

Tại Việt Nam, Bộ Công an cùng các cơ quan chức năng đã chỉ rõ, “Việt Tân” chính là tổ chức phản động đứng đằng sau giật dây, điều khiển, chỉ huy và thực hiện các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Công bố dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Cùng với đó, về bản chất, nhà chức trách Việt Nam xác định, hàng loạt những Fanpages, trang cá nhân Facebook phản động như: “Nhật ký yêu nước”, “Người Buôn Gió”, “Chim báo bão”, “Lê Trung Khoa” hay “Hội những người cầm bút can đảm”, cùng với các diễn đàn mang danh “tự do dân chủ”, “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, đều được các đối tượng xấu cóp nhặt những thông tin trong nước rồi xuyên tạc với mục đích chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam chứ hoàn toàn không phải vì trách nhiệm với đất nước, với xã hội như chúng vẫn rêu rao.

Bên cạnh đó có hàng loạt blog phản động như “danlambao”, “quanlambao”, “chandungquyenluc”. Nhật ký yêu nước, một trong các nhóm chống phá Đảng và Nhà nước cộm cán nhất trên mạng xã hội nhắm vào việc chống phá chính quyền Việt Nam với sự hậu thuẫn của thế lực phản động.

Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 14 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, công tác chuẩn bị nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng đã được xem xét một cách dân chủ, khách quan, toàn diện.

Theo đó, Trung ương đã rà soát chặt chẽ, kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng phương hướng, quy trình công tác nhân sự đã đề ra.

Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin trước đó, trong khuôn khổ Hội nghị 14 này, Việt Nam hiện mới chỉ thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 14 bế mạc, trên một số trang mạng xã hội Facebook, Youtube đã ngay lập tức xuất hiện những thông tin không đúng sự thật về công tác nhân sự Đại hội.

Đại tá, PGS.TS, Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học an ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ quan điểm trên VOV khẳng định. tất cả những thông tin sắp xếp nhân sự Đại hội XIII của Đảng đang lan truyền trên mạng xã hội, đều là những suy đoán vô căn cứ.

Vì sao tàu Cát Linh – Hà Đông khó lòng chạy trước Đại hội XIII?

Theo PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, các đối tượng tung tin xuyên tạc giống như kiểu thông tin mật, thông tin nội bộ nhằm gây ra sự hoang mang, nhất là những người không đủ bản lĩnh, không đủ tỉnh táo, mơ hồ.

“Họ muốn tạo ra sự bất ổn, nhiễu loạn thông tin trước thềm Đại hội”, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn nhận định.

Đáng chú ý, có phần tử phản động còn sử dụng phần mềm tạo ra những hồ sơ bệnh án giả của một số cán bộ cấp cao của Đảng để đánh lừa dư luận, thậm chí chúng còn suy diễn, biến người đang sống thành người chết và dựng lên những kịch bản tranh giành, đấu đá, phe nhóm trong công tác nhân sự Đại hội tại Việt Nam.

Trên thực tế, không chỉ ở kỳ Đại hội này, mà ngay từ các kỳ Đại hội trước, đã xuất hiện nhiều phần tử xấu, phản động. Các nhà chức trách Việt Nam xác định đây là những phần tử “cơ hội chính trị, bị thoái hóa biến chế, tư tưởng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Biến người sống thành người chết, gây mất đoàn kết nội bộ

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội nhận định rằng, với mục tiêu chống đối, họ không từ bất kỳ một thủ đoạn nào.

“Thậm chí đến mức độ, cho người đang sống thành người đã chết, thế thì làm sao mà có thể tin được. Họ tạo luồng thông tin giả và thậm chí là sắp xếp nhân sự rất cụ thể. Ông A sẽ giữ vị trí nào, ông B có vào Bộ Chính trị hay không, cứ như thật. Mục đích là tạo ra sự mất đoàn kết trong nội bộ cho nên chúng ta phải hết sức cảnh giác”, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội bày tỏ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương nhận định, xét về phương diện pháp luật và đạo đức thì những kẻ như vậy đều không đáng được chấp nhận trong xã hội.

“Họ suy diễn, không có mà bảo có hoặc có một mà lại nói thành mười. Tất cả những cái đó, tôi cho rằng, đó là vi phạm pháp luật. Còn xét về mặt đạo đức thì rõ ràng, vi phạm tư cách đạo đức, gắp lửa bỏ tay người”, ông Hà khẳng định.

Với việc cả hơn trăm cán bộ thuộc diện trung ương, Ban Bí thư quản lý bị xử lý, kỷ luật, trong đó có những cán bộ cấp cao hay đang đương chức. Hơn 5.600 vụ với gần 11.000 bị cáo bị đưa ra xét xử trong các vụ án kinh tế - tham nhũng, thời gian qua, công cuộc phòng chống tham nhũng của Việt Nam chưa bao giờ quyết liệt đến thế.

Đại hội Đảng bộ Cơ quan Ban Dân vận Trung ương lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Cụ thể, từ năm 2013 đến 2020, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 131 nghìn đảng viên. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 87 nghìn cán bộ, đảng viên, trong đó, có trên 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng, đã thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang).

Quyết tâm chống tham nhũng, xây dựng Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ “không vùng cấm”, “không hạ cánh an toàn”, khắc phục tình trạng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”, chuyến tàu “vét”, “hoàng hôn nhiệm kỳ” ở Việt Nam được đẩy mạnh nhưng những kẻ phản động lại coi việc kỷ luật cán bộ sai phạm là “ thanh trừng”, “đấu đá nội bộ”.

Tăng cường xử lý thông tin, bài viết, video xấu độc

Theo thông tin từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia, Bộ thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay, cơ quan chức năng kiểm soát tốt các trang, hội nhóm của các thế lực phản động, những điểm nóng như các tài khoản mạng xã hội của đối tượng thù địch, chống phá đều được giám sát chặt chẽ.

Nhân sự Đại hội XIII: Những ai không xứng đáng vào Uỷ ban Kiểm tra?

Trong bối cảnh hoạt động chống phá của các thế thù địch trên không gian mạng ngày càng tăng, trong thời gian qua Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông đã chủ động sử dụng công nghệ, trong đó có phân tích dữ liệu lớn để nhận diện xu hướng thông tin, phát hiện những thông tin tiêu cực, xấu độc nhằm xử lý kịp thời, nhanh chóng.

Đặc biệt, Cục An toàn thông tin thường xuyên yêu cầu, đề nghị các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook phải chủ động rà soát, phát hiện các kênh, video có nội dung xấu độc, xuyên tạc để ngăn chặn, gỡ bỏ đối với hoạt động tại Việt Nam.

Như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhiều lần khẳng định, Bộ yêu cầu Facebook, Google cùng các nền tảng công nghệ nước ngoài tuân thủ luật pháp Việt Nam một cách chặt chẽ.

Trong 9 tháng đầu năm 2020 này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã sàng lọc, yêu cầu xử lý hơn 2000 bài viết, 5300 video, đặc biệt từ quý II/2020, khi công tác chuẩn bị Đại hội các cấp diễn ra, các thế lực phản động đã gia tăng phát tán tin bài xấu độc nhiều hơn so với trước, số lượng rà quét và xử lý từ tháng 6 đến hết tháng 9 tăng 4 lần so với thời điểm 3 tháng đầu năm.

Theo các nhà chức trách, so với kỳ Đại hội trước, 80% thông tin xấu độc đã bị dẹp bỏ sau khi triển khai nhiều giải pháp quyết liệt. Một số trường hợp thậm chí đã bị xử lý hình sự vì tung tin xuyên tạc, vu khống các cá nhân tổ chức ở Việt Nam thời gian qua.

Trong khi đó, tại Phòng nghiệp vụ Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an, thông qua hệ thống rà quét tự động hiện đại, luôn nắm bắt bắt được mọi hoạt động của các tổ chức, các cá nhân chống phá Đảng và Nhà nước trên không gian mạng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng

Những nội dung xuyên tạc về Đại hội Đảng, chống phá Đảng nhà nước Việt Nam từ nguồn gốc đến đường phát tán đều được phát hiện. Những hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam đều bị xử lý, ngăn chặn.

Theo thống kê, chỉ tính riêng từ đầu năm đến tháng 10/2020, lực lượng công an đã cùng phối hợp xử lý trên 2.500 trường hợp với nhiều mức độ khác nhau, trong đó có xử lý hình sự trên 100, xử lý hành chính trên 780 đối tượng.

Cùng với các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng an ninh cũng đã vô hiệu hóa trên 1.600 đối tượng chống phá cùng hàng nghìn bài viết, video clip có nội dung xấu độc.

Cùng với quyết tâm cao của “cả hệ thống chính trị”, để chống lại hành vi xuyên tạc, chống phá chính quyền, suy diễn về Đại hội Đảng thì vấn đề rất quan trọng cần thực hiện tốt là công khai, minh bạch thông tin, tránh các hiện tượng thông tin giả, tin đồn thất thiệt lan truyền, gây bất ổn trong xã hội.

Việt Nam bác bỏ kiểm duyệt, hạn chế tự do báo chí

Như đã nhiều lần khẳng định, pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân, nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Việc lợi dụng tự do ngôn luận, tự do trên mạng để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, bịa đặt, vu khống uy tín tổ chức và cá nhân, cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Gần đây, trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời cáo buộc kiểm soát tự do báo chí, tự do ngôn luận, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân, điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan, được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong những năm gần đây.

“Ở Việt Nam cũng như ở bất kỳ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai, nếu có hành vi vi phạm pháp luật, đều phải bị xét xử theo đúng trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam”, người phát ngôn nhấn mạnh.
Thảo luận