Việt Nam sẵn sàng đón nhận chuỗi cung ứng chuyển dời từ Trung Quốc

Bất kể những vấn đề về cơ sở hạ tầng và lao động, các công ty đa quốc gia đang tìm cách thiết lập cơ sở công nghiệp của họ tại Việt Nam, như Financial Times thông báo.
Sputnik

Khi chính quyền Trump bắt đầu tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc cách đây hai năm, Việt Nam là một trong những nước có thể hưởng lợi từ các công ty đang tìm cách đa dạng đa phương hóa về mặt địa lý cho các nhà máy sản xuất ở địa bàn châu Á.

Nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam 

Các doanh nhân giàu kinh nghiệm trong khu vực ưa so sánh nền kinh tế phát triển nhanh chóng và môi trường kinh doanh thăng hoa ở Việt Nam với Thái Lan trong thời kỳ bùng nổ đầu tư nước ngoài những năm 1980, hay là với Trung Quốc cách đây 20 năm khi lĩnh vực sản xuất của nước này lên cao trào. Hấp dẫn các nhà đầu tư không chỉ là kinh nghiệm đáng nể của Việt Nam trong sản xuất hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, mà còn cả mạng lưới các hiệp định thương mại tự do ngày càng mở rộng, bao gồm những hiệp định ký gần đây với EU và Anh, - tờ Financial Times lưu ý. 

Việt Nam sẵn sàng đón nhận chuỗi cung ứng chuyển dời từ Trung Quốc

Đại dịch Covid-19 và việc Việt Nam đóng cửa đối với hầu hết du khách quốc tế đã làm giảm sút phần nào sự triển khai tích cực, nhưng theo quan điểm của các nhà phân tích, đại dịch cũng đồng thời thúc đẩy các công ty đa dạng đa phương hóa chuỗi cung ứng của họ ở bên ngoài Trung Quốc, nơi cuộc khủng hoảng xảy ra trước tiên. 

Vì sao Apple chọn Việt Nam thay vì ‘trung thành’ với Trung Quốc?

«Các công ty đã nghĩ rằng họ có chuỗi cung ứng toàn cầu, còn Covid cho họ thấy rằng chỉ có một chuỗi cung ứng «Trung Quốc», - Financial Times dẫn lời ông Michael Kokalari, trưởng chuyên gia kinh tế của VinaCapital tại TP Hồ Chí Minh.
«Hiện tượng chuyển dời các công ty từ Trung Quốc sang Việt Nam chỉ mới bắt đầu, và trong năm tới chúng ta sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng của quá trình này», - chuyên gia dự đoán.

Một ví dụ điển hình là tập đoàn Apple, nổi tiếng với cơ sở sản xuất khổng lồ ở Trung Quốc. Tập đoàn đã bắt đầu sản xuất hàng loạt tai nghe AirPods không dây ở Việt Nam vào quý II năm nay, khi mà phần lớn thế giới đều đang trong chế độ cô lập cách ly. 

Còn đó không ít vấn đề

Đồng thời, như báo Financial Times lưu ý, vẫn như trước, các công ty mới thành lập ở Việt Nam còn phải đối mặt với không ít vấn đề đáng kể.

Thị trường lao động địa phương không sâu rộng như Trung Quốc. Các khu công nghiệp đang có nhu cầu cao, đặc biệt là ở phía Nam, khu vực TP Hồ Chí Minh, nơi tập trung hầu hết các nhà xuất khẩu quần áo, đồ gỗ nội thất và các mặt hàng khác của Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất từ lâu nay vẫn hoạt động trong điều kiện thường xuyên quá tải. Hiện tại đang tiến hành mở rộng Tân Sơn Nhất và thêm một sân bay mới được xây dựng, nhưng công trình này dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Điều quan trọng nhất, như FT nhấn mạnh, là nhiều linh kiện được sử dụng để sản xuất hàng hóa giá trị cao ở Việt Nam - từ vi mạch đến điện thoại thông minh - vẫn như trước phải mua từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc nơi khác, còn ở Việt Nam chỉ lắp ráp đến thành phẩm. Tính đảm bảo của cơ sở sản xuất tại Việt Nam khó sánh nổi với các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. 

Điều gì ngăn cản Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất thiết bị công nghệ của thế giới?

«Khi chuyển sản xuất đến Việt Nam, nhiều công ty vẫn phải phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc…Việt Nam chưa đủ sẵn sàng cho những thay đổi nghiêm túc tầm cỡ. Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, khâu hậu cần cần được cải thiện còn giá nhân công cũng không phải là rẻ so với các nước láng giềng», - FT trích ý kiến của bà Nguyễn Phương Linh, Phó GĐ công ty tư vấn Control Risks.

Việt Nam đang thích nghi và vượt qua khó khăn

Bùng phát căng thẳng thương mại trong quan hệ với Hoa Kỳ là một mặt trái khác trong thành công xuất khẩu của Việt Nam. Trên nền gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam, mới đây Robert Lighthizer đại diện thương mại của chính quyền Hoa Kỳ đương nhiệm đã bắt đầu cuộc điều tra chống Việt Nam theo Điều 301, nghi ngờ Hà Nội thao túng tiền tệ. Chính phủ Việt Nam bác bỏ cáo buộc. Và trong khi còn chưa rõ sang thời chính quyền Biden sẽ ảnh hưởng ra sao đến cuộc điều tra này, Washington đã sử dụng quy trình tương tự để áp đặt mức thuế cao hơn đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ, điều khởi đầu một cuộc chiến tranh thương mại, - như FT lưu ý. 

Theo quan sát của giới kinh doanh, thị trường Việt Nam đang thích ứng với tất cả những khó khăn này, thậm chí cả trong điều kiện khắc nghiệt của đại dịch. Các dự án khu kinh doanh mới đang được triển khai. Chẳng hạn, GLP, nhà khai thác kho hàng lớn nhất ở châu Á, đang phát triển các dự án tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD trong vòng ba năm để mở mang kinh doanh tại Việt Nam. 

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Năm 2020 vẫn là năm thành công hơn năm 2019

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, bất chấp đại dịch, chi trả đầu tư trực tiếp nước ngoài (giải ngân) chỉ giảm cả thảy 2% xuống còn 19,98 tỷ USD. Cũng theo Tổng cục Thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 là 2,91%, thấp hơn mức trung bình của 10 năm qua, nhưng Việt Nam đã trở thành một trong những đất nước trên thế giới bộc lộ tăng trưởng kinh tế, còn sang năm 2021, Chính phủ dự kiến đạt chỉ số tăng trưởng 6,5%.

Các nhà phân tích mà Financial Times phỏng vấn nêu giả thiết rằng các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam hiện đang mở rộng cơ sở cung ứng, điều này có thể đưa hoạt động sản xuất lên mức cuối cùng thực sự cạnh tranh được với Trung Quốc.

Thảo luận