Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Năm nay bắt đầu với những đám cháy thảm khốc ở Úc, giết chết hơn ba tỷ động vật. Những trận mưa như trút nước sau đó rơi xuống những vùng đất bị ảnh hưởng. Có vẻ như sẽ không thể tệ hơn. Nhưng ngay sau đó thế giới bị đại dịch bao phủ, và theo đó là một làn sóng phản đối, bất ổn, xung đột và tương lai không chắc chắn.
Sputnik

Tuy nhiên, trong năm 2020 cũng đã có những kỳ tích, đột phá khoa học và sức mạnh tinh thần.

Sát thủ từ trên không

Qasem Soleimani, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) - đơn vị tinh nhuệ của quân đội Iran, đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng tên lửa và bom hôm 3 tháng Một. Donald Trump đích thân ra lệnh ám sát "hồng y áo xám của chính sách đối ngoại Iran". 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Để trả đũa, quân đội nước cộng hòa Hồi giáo đã tấn công các căn cứ Mỹ ở Iraq bằng tên lửa. Ngày 8 tháng Một, người Iran mắc một sai lầm bi thảm - bắn rơi một máy bay hành khách Ukraina cất cánh từ sân bay Tehran, khiến 176 người thiệt mạng. Iran đang chờ đợi cuộc tấn công từ Hoa Kỳ, và các hệ thống phòng không được đặt trong tình trạng báo động cao.

“Chưa bao giờ trong đời tôi xấu hổ như vậy!”, chỉ huy lực lượng IRGC xin lỗi.

Căng thẳng kéo dài suốt năm, nhưng một cuộc chiến tranh lớn đã tránh được.

Mối đe dọa lại xuất hiện vào mùa thu sau một vụ giết người ầm ĩ khác - lần này là người đứng đầu chương trình hạt nhân Iran, Mohsen Fakhrizadeh. Chiếc xe của nhà vật lý đã bị bắn tỉa từ xa. Theo một giả thuyết khác, cuộc tấn công được thực hiện từ trên không. Tehran buộc tội Israel sát hại nhà khoa học. Hoa Kỳ đã không công khai ủng hộ Tel Aviv, tuy nhiên, sau vụ ám sát, Trump đã tăng cường giọng điệu chống Iran. Tehran phản ứng bằng cách kiềm chế trước sức ép từ bên ngoài. Chính quyền nước cộng hòa hy vọng Joe Biden sẽ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Nếu điều này không xảy ra, một cuộc đối đầu mới ở Trung Đông là không thể tránh khỏi. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Trung tâm mua sắm trở thành bệnh viện

Hơn 70 triệu người nhiễm bệnh, một triệu rưỡi ca tử vong — xuất phát từ Trung Quốc, coronavirus chủng mới bao phủ phần còn lại của thế giới. Đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đi vào bế tắc.

"Hãy cứu hành tinh bằng cách nằm nguyên trên đi văng", những người kiên nhẫn ở nhà tự cách ly đã nói đùa như vậy.

Nhưng nhiều ngành nghề đã không thể ngừng công việc của mình. Trước hết, đó là những bác sĩ chiến đấu trên tuyến đầu chống lại sự lây nhiễm. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Tại Trung Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ người ta xây dựng các bệnh viện dã chiến, chuyển đổi các trung tâm mua sắm và nhà thể thao thành bệnh viện và nhà xác. Đội bóng "Real Madrid" không còn sân vận động — tại đó là một kho thiết bị y tế. Và sân trượt băng trong nhà “Ice Palace” trở thành nhà xác lớn nhất ở Tây Ban Nha. Ở New York, tủ lạnh di động cho hàng nghìn thi thể đặt ngay trên đường phố, nhà hỏa táng hoạt động suốt ngày đêm. 

Suy thoái kinh tế

Về kinh tế thế giới, đây là năm suy thoái khó khăn nhất: so với nó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chưa là gì. Cú đánh mạnh nhất vào nửa đầu năm nay, do kiểm dịch nên nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động. Lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng đặc biệt - kinh doanh vận tải, giải trí, du lịch và khách sạn.

Việc đóng cửa trên diện rộng làm giảm nhu cầu năng lượng, dẫn đến rung chuyển thị trường dầu mỏ. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi thỏa thuận OPEC + sụp đổ vào tháng Ba. Sau khi các nước trong liên minh không thống nhất được với nhau về việc giảm sản lượng, giá dầu Brent đã giảm 1/3 - xuống còn 30 USD / thùng và một tuần sau - xuống 25 USD.

Đại dịch bất ngờ làm tê liệt nền kinh tế trên khắp hành tinh và tổn hại khổng lồ. Đến cuối năm 2021, theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tổng thiệt hại sẽ lên tới 7 nghìn tỷ đô la, so với tổng ngân sách hàng năm của Hoa Kỳ (4,1 nghìn tỷ) và Trung Quốc (3,2 nghìn tỷ). GDP toàn cầu sẽ giảm 4,5% - mức giảm chưa từng có trong lịch sử hiện đại.

Biểu tình chống bạo lực kết thúc bằng bạo lực

"Tôi không thể thở được" - những lời này của George Floyd, người Mỹ gốc Phi đã trở thành lý do cho cuộc bạo động chủng tộc lớn nhất kể từ đầu thế kỷ ở Mỹ.

Người đàn ông này chết vào tháng 5 sau khi bị cảnh sát bắt giữ - đầu của anh ta bị ấn bằng đầu gối xuống đất. Vào thời kỳ cao điểm đại dịch, nhiều người Mỹ đã xuống đường với khẩu hiệu "Black Lives Matter". Các cuộc biểu tình cũng lan sang các nước khác, đôi khi kết thúc bằng phá phách và cướp bóc.

Vụ việc đi đến yêu cầu cắt giảm ngân quỹ cho cảnh sát và phá dỡ tượng đài các nhân vật lịch sử có quan điểm "sai trái" - Theodore Roosevelt, Thomas Jefferson, Christopher Columbus. 

Những thay đổi này cũng ảnh hưởng đến các biểu tượng "phân biệt chủng tộc" của một số thương hiệu - xi-rô "Aunt Jemima", gạo "Uncle Ben's". Cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc trong thế giới thời trang cũng tỏ ra gay gắt, với ngày càng nhiều người Mỹ gốc Phi cho biết họ bị phân biệt đối xử vì màu da. Sau khi Joe Biden thắng cử, người được cử tri Mỹ gốc Phi yêu thích, bạo động giảm dần. Tuy nhiên, chính quyền vẫn phải giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Con đường đến Nhà trắng qua virus và bạo loạn 

Cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ năm nay là một trong những cuộc bầu cử tai tiếng nhất. Đại dịch, bạo loạn, âm mưu tham nhũng - dựa trên nền tảng của những tin tức như vậy, các ứng cử viên tranh giành lá phiếu. Joe Biden tham gia cuộc đua gần như một cách tình cờ: trước cuộc bầu cử sơ bộ ở Nam Carolina, ông không phải là người được Đảng Dân chủ ưa thích. Và Donald Trump, như các nhà quan sát lưu ý, cũng có thể đủ điều kiện cho nhiệm kỳ thứ hai, nhưng thành công kinh tế đã bị coronavirus phủ nhận sạch. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Các đối thủ không hề tỏ ra nể nang, họ thi đấu đầy cam go, cùng tỏ ra cứng rắn trước Nga và Trung Quốc. Chiến dịch tranh cử đi kèm với suy đoán Trump sẽ từ chối rời Nhà Trắng nếu bị đánh bại. Cuộc bầu cử gây tranh cãi đã chia rẽ xã hội Mỹ (ví dụ như ở California, thành công của Biden gây ra sự hân hoan, và ở Texas – sự phản đối), những người ủng hộ cả hai ứng cử viên đã tổ chức các cuộc biểu tình và tuần hành. Đảng Cộng hòa nhấn mạnh cuộc bầu cử không công bằng, nhưng không thể thách thức kết quả trước tòa án. Ngày 6 tháng Một tới, cả hai viện Quốc hội sẽ xem xét kết quả của cuộc bỏ phiếu đại cử tri, và chỉ sau đó họ mới công bố chiến thắng cuối cùng của Biden. 

Macron chống lại người Hồi giáo, người Hồi giáo chống lại Macron

Không có giấy chứng nhận trinh tiết, không bài tập ở nhà, tất cả những người Hồi giáo được mời vào nước dưới sự kiểm soát, kiểm tra tất cả các cộng đồng tôn giáo. Chính phủ Pháp đã sẵn sàng cho các biện pháp như vậy để tạo ra cái gọi là “Hồi giáo khai sáng” trong nước. Tổng thống Emmanuel Macron quyết tâm hơn bao giờ hết. Đồng thời, Pháp là quốc gia theo đạo Hồi đông nhất ở châu Âu: có gần 6 triệu người theo đạo Hồi. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Mọi chuyện bắt đầu từ vụ sát hại giáo viên trường Samuel Paty vào tháng 10: bị một người gốc Chechnya chặt đầu vì trình bày một bức tranh biếm họa của tạp chí Charlie Hebdo trong một buổi học. Công chúng tỏ ra phẫn nộ: Pháp là một quốc gia thế tục và các nguyên tắc tự do ngôn luận là điều cơ bản. Thị trưởng thành phố Nice, nơi một người gốc Tunisia đã từng giết chết ba người, tuyên bố cần phải tiêu diệt "chủ nghĩa phát xít Hồi giáo", và Macron tuyên bố về "chủ nghĩa ly khai Hồi giáo". Làn sóng phẫn nộ tràn qua các quốc gia Hồi giáo, tuyên bố tẩy chay hàng hóa Pháp. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đặt câu hỏi về sức khỏe tâm thần của Macron, Paris đáp lại việc triệu hồi đại sứ của mình tại Thổ Nhĩ Kỳ về nước. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Biểu tình ở Belarus diễn ra cả ba mùa trong năm

Cuối mùa hè, mùa thu và thậm chí cả mùa đông, ở Belarus diễn ra các cuộc xuống đường và đụng độ giữa những người biểu tình và cảnh sát. Các hành động bất tuân dân sự bắt đầu sau ngày cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống, ngày 9 tháng 8, khi Alexander Lukashenko tái đắc cử sau khi nhận được 80% phiếu bầu. 

Những người biểu tình được sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, các lệnh hạn chế đối với Minsk được áp dụng chính thức. Tháng 11, Liên minh Châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với Lukashenko và một số người khác trong nhóm thân cận của ông ta. Cựu đối thủ tranh cử tổng thống Belarus, Svetlana Tikhanovskaya, đã ra nước ngoài ngay sau khi các cuộc biểu tình bắt đầu. Từ đó, cô kêu gọi một cuộc đình công toàn quốc (vô ích - tất cả các nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động) và đưa ra các hạn chế đối với "các doanh nghiệp liên kết với Lukashenko và các nhà tài phiệt thân cận". Vào mùa thu, Lukashenko tuyên bố một cuộc cải cách hiến pháp nhằm phân bổ lại quyền lực giữa các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực chất của việc này vẫn chưa rõ ràng. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Nga đem hòa bình đến Karabakh

Cuối tháng 9, giao tranh bùng phát ở Karabakh sau gần 26 năm gián đoạn. Azerbaijan và Cộng hòa Nagorno-Karabakh không được công nhận (NKR) đổ lỗi cho nhau về việc bắt đầu chiến tranh. Quân đội Azerbaijan, tiến vào lãnh thổ NKR, giành quyền kiểm soát Hadrut, Fizuli và Zangelan. Hành động của họ được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ, khẳng định sẽ sử dụng giải pháp quân sự cho tranh chấp. Moskva lo lắng về quốc tế hóa xung đột và sự tham gia của các chiến binh từ Trung Đông. Hàng ngàn người đã chết ở cả hai phía. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Các lực lượng vũ trang Azerbaijan chiếm Shushi, và tình huống nguy cấp nảy sinh đối với Karabakh. Ngày 9 tháng Mười một, Yerevan, Baku và Moskva đã ký một tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành vi thù địch. Theo tài liệu, Baku nhận được một số lãnh thổ, từng thuộc về Cộng hòa xô viết Azerbaijan. Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tiến vào Karabakh: giúp những người tị nạn trở về nhà, tạo điều kiện cho việc trao đổi tù nhân và thi thể người chết. 

Cuộc ly hôn kéo dài theo kiểu Anh

Liên minh châu Âu sẽ chính thức mất Anh quốc vào cuối năm nay. Chính thức, quốc gia này rời khỏi khối ngày 31 tháng Một năm nay, và trong 11 tháng tiếp theo, các bên thỏa luận về các điều khoản của việc "ly hôn". Quá trình này gần như thất bại: tranh luận về các tiêu chuẩn, về khả năng tiếp cận thị trường, và vấn đề quan trọng nhất đối với người Anh là đánh bắt cá. Trong những ngày cuối cùng trước lễ Giáng sinh, công việc đàm phán diễn ra suốt ngày đêm - và cuối cùng đã đi đến thống nhất. Thỏa thuận thương mại được công bố giữa London và Brussels vẫn chưa được các Quốc hội cả hai bên thông qua, nhưng rất có thể, những trở ngại mới sẽ không phát sinh. Ra đi mà không có thỏa thuận vẫn là một câu chuyện kinh dị sẽ khiến người Anh sợ hãi trong vài năm tới. Và thực tế hóa ra tử tế hơn nhiều. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020
Người Trung Quốc có câu hỏi về bầu trời

Trung Quốc tiến gần hơn một bước tới vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực không gian trong năm nay. Tàu thăm dò Chang'e-5 thứ ba đã tiếp cận mặt trăng - đáp xuống phía bắc Đỉnh Rumker trong Đại dương Bão để thu thập các mẫu đất. Tên của thiết bị mang tính biểu tượng: Chang'e là nữ thần mặt trăng trong thần thoại Trung Quốc. Nhiệm vụ không gian của Trung Quốc cần phải làm sáng tỏ lịch sử địa chất của vệ tinh của Trái đất. Và mặc dù thực tế Trung Quốc là quốc gia thứ ba sau Hoa Kỳ và Liên Xô chinh phục mặt trăng, nhưng đây là sứ mệnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại, theo công nhận từ quản trị viên NASA James Bridenstine. 

Đại dịch kinh hoàng. Những sự kiện chấn động thế giới năm 2020

Tuy nhiên, đây không phải là bước đột phá không gian duy nhất của Bắc Kinh. Vào mùa hè, tàu thăm dò nghiên cứu Tianwen-1, có nghĩa là “Câu hỏi về bầu trời”, được phóng lên về hướng Sao Hỏa. Tổng cộng trong năm nay, Trung Quốc phóng các thiết bị lên quỹ đạo 34 lần, nhiều hơn bất cứ nước nào khác. 

Thảo luận