Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và nhà hàng trên khắp thế giới ngày càng mạnh dạn bổ sung thịt thực vật và thực phẩm in 3D vào thực đơn của mình. Singapore đã tiến xa hơn một chút – trong tháng 12, đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép bán thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm.
Sputnik

Những chuyên gia dự đoán đến năm 2035 sẽ hoàn toàn từ bỏ việc giết động vật để làm thực phẩm. Liệu cuộc cách mạng thực phẩm có thực sự sẽ xảy ra hay không?

 Thịt cốt-lết theo kiểu Singapore hay "món ăn tương lai" trong các nhà hàng

“Thực phẩm của tương lai” thay thế thịt theo cách này hay cách khác đã được nói đến trong một thời gian dài. Món bít tết ống nghiệm đầu tiên trên thế giới được cho là do các nghệ sĩ và các nhà sinh vật học Oron Catts và Ionat Zurr tạo ra vào năm 2003 như một vật thể nghệ thuật. Các nghệ sĩ đã đưa các tế bào gốc của ếch vào môi trường dinh dưỡng, vài tuần sau các tế bào này phân chia thành kích thước bằng miếng bít tết. Oron và Yonat chiên miếng thịt này với tỏi, mật ong và mời công chúng ăn thử. Vào thời điểm đó, điều này giống như một buổi biểu diễn. Mùi vị của miếng bít tết thật khủng khiếp, nhưng các nhà khoa học hứng thú với ý tưởng này. 

Đầu tháng 12 năm 2020, Singapore trở thành quốc gia đầu tiên bán thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm. Sản phẩm do công ty Eat Just của Mỹ sản xuất được tạo ra từ tế bào của gà. Cũng giống như các nhà tiền phong Catts và Zurr, những người tạo ra sản phẩm này đã đặt các tế bào trong một môi trường đặc biệt và để chúng phát triển. Thịt được nuôi cấy có kế hoạch bán dưới dạng nuggets (món thịt ức gà tẩm bột chiên giòn). 

Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Singapore đã vượt trước một chút so với KFC, chuỗi nhà hàng này từng công bố ý định sản xuất món nuggets tổng hợp, được sản xuất từ tế bào gà và nguyên liệu thực vật.

Nuggets là từ thịt thực vật đã xuất hiện trong thực đơn của KFC từ năm ngoái. Năm nay công ty đã thỏa thuận với phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghệ sinh học 3D Bioprinting Solutions của Nga để phát triển công nghệ tạo thịt gà bằng máy in sinh học 3D. Được biết rằng để sản xuất gà bán thành phẩm sẽ sử dụng hỗn hợp protein thực vật (đậu nành và các loại đậu) và thịt gà "từ ống nghiệm". 

Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Tháng 9 năm ngoái, nhà hàng McDonald’s đã bắt đầu thử nghiệm bánh mì kẹp thịt chay và năm nay họ đã bắt đầu nói về việc tạo ra cốt lết thuần chay của riêng mình.

Điều đáng chú ý là thịt thực vật không còn làm cho người ta ngạc nhiên, các nhà sản xuất thịt nhân tạo như Beyond Meat và Impossible Foods đã cho thấy khả năng sinh lời tuyệt vời trong năm 2019. Khi đó, họ tích cực giới thiệu sản phẩm của mình sang các nước khác, trong đó có Nga, và năm nay họ đã tiến vào thị trường Trung Quốc. Giờ đây, các nhà sản xuất ngày càng trở nên hoang mang trước việc sản xuất thịt từ tế bào động vật, tức là loại thịt không cần giết mổ. 

Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Đặc biệt, ngày 10 tháng 12 năm nay, nhà máy sản xuất thịt thực vật lớn đã được khai trương tại Boston.

Đã là cuộc cách mạng hay chưa?

Chỉ riêng những dữ kiện được liệt kê trên đây đã cho thấy rằng nhu cầu về thịt thực vật đang không ngừng tăng lên và nhu cầu này đơn giản là đã bùng nổ trong năm 2020. 

Thịt nhân tạo: ủng hộ hay phản đối?

Nếu tin vào số liệu thì đầu tư vào thịt làm từ thực vật đã tăng lên đến 1,1 tỷ USD trong năm 2020, so với 457 triệu USD trong năm 2019. Đầu tư vào các công ty nuôi thịt trong lò phản ứng sinh học (tức là từ tế bào động vật) tăng hơn gấp ba lần: lên tới 290 triệu USD so với 75 triệu USD trong năm 2019, Bloomberg viết, dẫn nghiên cứu của Farm Animal Investment Risk & Return

Lập luận chính của tất cả những người tham gia vào ngành này là thực vật và các loại thịt nhân tạo ít gây hại cho môi trường so với thịt tự nhiên. Ví dụ, Impossible Foods tuyên bố rằng chỉ riêng việc ăn bánh mì kẹp thịt cốt lết rau thay cho bánh mì kẹp thịt bò tự nhiên, con người sẽ giảm sử dụng đất hơn 96%, giảm sử dụng nước hơn 87% và lượng CO2 sẽ giảm hơn 89%. 

Sau khi Singapore tuyên bố bắt đầu bán thịt mà không cần giết mổ, các phương tiện truyền thông đã rộ lên những tuyên bố rầm rộ rằng thế giới đã và đang trên đà chuyển đổi hoàn toàn sang thịt thực vật hoặc thịt "từ phòng thí nghiệm".

Các nhà sản xuất cũng ủng hộ ý kiến ​​này. Gần đây, bên lề hội nghị công nghệ Web Summit 2020, người sáng lập công ty thịt thực vật Impossible Foods Pat Brown đã nói rằng đến năm 2035, động vật sẽ không còn được sử dụng để sản xuất thịt. 

Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Ông Mikhail Balykhin, hiệu trưởng trường Đại học Thực phẩm Quốc gia Moskva tỏ ra hoài nghi trước những tuyên bố như vậy.

“Bằng con đường cách mạng, việc thay thế toàn bộ thế giới động vật của chúng ta bằng thức ăn thực vật sẽ không thành công, đơn giản vì mức tiêu thụ sản phẩm thịt động vật hiện nay là quá lớn, và cả thế giới này dựa trên chăn nuôi và trồng trọt. Do đó, cho đến khi con người tiến hóa đến mức có thể thay thế protein động vật bằng protein thực vật, chế độ ăn uống sẽ không thể thay đổi hoàn toàn” - ông Mikhail Balykhin cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik.

Tuy nhiên, ông Mikhail Balykhin lưu ý rằng, cho đến nay, chế độ ăn uống của con người trên khắp thế giới hiện đang thay đổi, chủ yếu là ở các nước phát triển cao, nơi người ta có đủ điều kiện để ăn kiêng. 

Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Ông Balykhin ủng hộ ý tưởng rằng đến năm 2035, chế độ ăn uống rất có thể sẽ trở nên cân bằng hơn, và con người sẽ có nhiều lựa chọn hơn:

“Ở nước Nga, hiện nay mức tiêu thụ đạm động vật của người dân xấp xỉ 80-85%, đạm thực vật là 15%. Tôi sẵn sàng thừa nhận rằng đến năm 2035, ranh giới tiêu thụ protein động vật và thực vật sẽ xích lại gần hơn - 65-70% so với 25-30%. Nhưng không thể nhiều hơn thế. Đơn giản là không thể nói rằng thịt thực vật, hay thậm chí là thịt tế bào sẽ thay thế hoàn toàn thịt động vật. Đơn giản là không thể, vì các nước như Châu Phi, Châu Mỹ Latinh không đủ khả năng."

Giá trị kinh tế của thịt chay thực sự là lý do để nhiều người không ăn nó. Trường hợp với chuỗi nhà hàng Teremok của Nga là một ví dụ. Mùa hè năm ngoái, nhà hàng đã phải bỏ món thịt nhân tạo Beyond Meat, vì giá các sản phẩm này quá đắt. Số phận tương tự đang chờ đợi những món ăn từ thịt chay của chuỗi nhà hàng PizzaHut của Nga. 

Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Ngoài giá cả, ông Mikhail Balykhin nhắc lại một khía cạnh khác không có lợi cho thịt chay:

“Thịt chay cũng tương tự như thịt động vật, nhưng người sử dụng phải hiểu rõ rằng, khi ăn và chấp nhận loại thịt này, suốt đời họ sẽ phải bổ sung vào chế độ ăn uống của mình một số chất phụ gia có hoạt tính sinh học - kẽm, canxi, magiê…v.v."

Thịt bò có đáng sợ hay không?

Ông Mikhail Balykhin nói: “Việc sản xuất các sản phẩm từ thịt kéo theo hai hoặc ba tác dụng phụ. Trước hết, để có được thịt, thông thường cần phải nuôi bò. Điều này đòi hỏi phải tiêu thụ nguyên liệu thực vật, tức là đồng cỏ, v.v., mà đồng cỏ thì “giết chết” đất. Đây là vấn đề đầu tiên mà các nhà môi trường nói đến. Thứ hai, một lượng lớn amoniac được thải ra từ phân động vật. Ví dụ, phân gà chứa rất nhiều amoniac. Theo các nhà môi trường, điều này gây ra hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Khi con vật bị giết mổ, với việc tiêu hủy không đúng cách, sự thối rữa bắt đầu xảy ra, điều này đôi khi gây ra nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng bây giờ công nghệ đã khác một chút so với trước đây, thêm vào đó, thông thường các nhà máy lớn được đưa ra ngoài các thành phố, vì vậy tôi cũng không thấy rủi ro lớn ở đây, ít nhất là tại các nước phát triển. Nhưng ở các nước đang phát triển thì có vấn đề như vậy”.
Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Tuy nhiên, ông Mikhail Balykhin đưa ra đề xuất xem xét tất cả các vấn đề nêu trên trong tương quan với các tác hại đối với môi trường mà sản xuất công nghiệp gây ra. Theo ông, thiệt hại từ sản xuất công nghiệp lên đến hàng chục phần trăm, còn từ sản xuất thịt thì chỉ vài phần trăm mà thôi. 

Chuyên gia dinh dưỡng nói về lợi ích của thịt nhân tạo

Những điều cần biết về thịt tế bào

Năm 2010, các nhà khoa học từ Đại học Thực phẩm Quốc gia Moskva cùng với các chuyên gia từ Vương quốc Anh đã phát triển nhiều loại thịt nhân tạo khác nhau, kể cả thịt tế bào. Nhưng sau đó sự phát triển này đã phải dừng lại.

“Về nguyên tắc, thịt tế bào là sản phẩm giống như thịt mà chúng ta lấy từ động vật. Nguyên liệu làm ra nó là tế bào động vật. Nhưng có một vấn đề mà các nhà khoa học của chúng ta phải đối mặt. Đây là loại thịt được nuôi cây theo phương pháp di truyền, đáng tiếc là các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng chưa chứng minh được rằng thịt này không ảnh hưởng đến con người ở cấp độ di truyền. Có những trường hợp sau một thời gian dài ăn những thức ăn như vậy, một số yếu tố của mã DNA của con người đã thay đổi. Đây là một vấn đề lớn, có thể gây ra các bệnh lý rất nghiêm trọng như ung thư, alzheimer và các bệnh khác. Hiện nay, các ảnh hưởng như vậy chưa được xác định và chẩn đoán, điều đó chỉ trở nên rõ ràng sau một thời gian,” – ông Mikhail Balykhin nói.
Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Ông cũng nói thêm rằng các thử nghiệm lâm sàng là rất quan trọng đối với việc sản xuất loại thịt như vậy, ít nhất cần 5-7 năm để kiểm tra dinh dưỡng những người tình nguyện, ghi lại tất cả những thay đổi bên trong cơ thể họ và xác định cách đối phó với các bệnh lý có thể phát sinh do ăn loại thịt này.

Về thịt gà "Singapore", hiện vẫn chưa biết chính xác sản phẩm này đã trải qua những thử nghiệm lâm sàng nào. Tuy nhiên, được biết là Singapore Food Agency đã chứng nhận thịt gà nuôi trong phòng thí nghiệm được tạo ra bằng công nghệ Eat Just. Các phòng thí nghiệm sản xuất của công ty sẽ sớm được khai trương tại Singapore, và thịt gà nhân tạo sẽ sớm có mặt tại các nhà hàng nước này. 

Hương vị của sự thay đổi: Thịt từ phòng thí nghiệm thay vì cốt-lết?

Ông Mikhail Balykhin lưu ý rằng hiện nay chưa có nhiều phát triển trong lĩnh vực thịt tế bào, nhưng nhiều công ty đang cố gắng làm chủ thị trường mới này.

“Ai nắm vững công nghệ này sẽ trở thành nhà độc quyền cung cấp các sản phẩm giả động vật trên toàn thế giới” - ông Mikhail Balykhin kết luận.
Thảo luận