Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Đại học Thâm Quyến, Giáo sư YOU Lun'yu đã giải thích điều này bởi "Người Ấn Độ thực tế trong tiêu dùng và không cho phép các tác động bên ngoài quyết định hành vi mua hàng của họ."
Công ty phân tích thị trường IDC cho biết thị phần điện thoại thông minh của Ấn Độ đã tăng trưởng 42% trong tháng 10 năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng 21 triệu điện thoại thông minh Trung Quốc đã được bán ra.
Giáo sư YOU Lun'yu cho rằng áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc ở Ấn Độ là kết quả cuộc đấu tranh ý thức hệ của phương Tây. Và sự tăng trưởng doanh số điện thoại thông minh Trung Quốc là thái độ miễn cưỡng của người dân Ấn Độ khi tham gia vào việc này.
“Ấn Độ dễ lắng nghe và dễ bị các bài phát biểu của phương Tây áp đặt, chủ yếu bởi vì ở các nước phương Tây, kể cả Hoa Kỳ, các nhóm đặc biệt đang tiến hành công tác tư tưởng ở Ấn Độ để kích động xung đột trong quan hệ Trung-Ấn. Tuy nhiên, so với chính phủ Ấn Độ, bản thân người Ấn Độ rõ ràng là tỉnh táo hơn. Một ví dụ cho điều này là sự tăng trưởng doanh số bán điện thoại di động Trung Quốc tại Ấn Độ. Vì vậy, tôi nghĩ chính phủ Ấn Độ nên suy nghĩ về chính sách của mình trong tương lai."
Theo Sina, trong số năm thương hiệu điện thoại bán chạy nhất ở Ấn Độ có bốn loại được “sản xuất tại Trung Quốc” là Xiaomi, Vivo, Realme và OPPO. Trong tháng 10 năm nay, tổng doanh số bán hàng của 4 nhà sản xuất này tại Ấn Độ đạt 6,3 triệu chiếc điện thoại.
“Trên thực tế, người Ấn Độ rất kén chọn trong việc mua sắm, đặc biệt là những người bình thường, họ tin tưởng vào giác quan của mình. Họ cho rằng điện thoại di động Trung Quốc tiết kiệm nhất trên thế giới. Nếu giá cả không phù hợp với chất lượng, họ sẽ không muốn mua chúng. Sự gia tăng doanh số bán điện thoại di động Trung Quốc tại thị trường Ấn Độ cho thấy người mua bị hấp dẫn đặc biệt bởi tương quan giữa giá cả và chất lượng”.
Xin nhắc lại, danh sách 59 ứng dụng bị cấm đầu tiên được công bố ngày 29 tháng 6 năm 2020. Danh sách này bao gồm tất cả các ứng dụng chính của Trung Quốc: TikTok, WeChat, Weibo, Kwai, UC Browser, Baidu Maps, Likee, CamScanner và nhiều dịch vụ QQ. Vào thời điểm đó, lệnh cấm được coi là một phản ứng trước sự leo thang của xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Thung lũng Galvan ở Ladakh.
Làn sóng cấm tiếp sau đó không lâu. Ngày 5 tháng 9, một danh sách 118 ứng dụng khác đã được công bố, bao gồm một trong những trò chơi di động phổ biến nhất trên thế giới - PUBG. Và ngày 24 tháng 11, một danh sách mở rộng đã xuất hiện, bổ sung thêm 43 ứng dụng. Sau đó, Ấn Độ thậm chí còn tước quyền sử dụng AliExpress của người dùng.
“Thực tế doanh số bán điện thoại thông minh Trung Quốc đang tăng trong một môi trường không thuận lợi như vậy cho thấy nhu cầu trước mắt của người mua là quan trọng nhất. cho dù chính phủ vi phạm nguyên tắc nhu cầu cứng thì sẽ không có gì xảy ra. Do đó, chính phủ Modi cần tiếp tục giải quyết các nhu cầu thực sự của người dân Ấn Độ, bắt đầu từ nhu cầu về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và các hoạt động giao lưu bình thường, lành mạnh” - chuyên gia Trung Quốc cho biết
Trích dẫn nghiên cứu của AppAnnie, India Express lưu ý rằng mặc dù bị cấm ở Ấn Độ, TikTok vẫn là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong năm 2020, vượt cả Facebook. Tại thời điểm lệnh cấm, hơn 200 triệu người Ấn Độ sử dụng ứng dụng này.
Trong khi đó, Global Times viết rằng ngay lập tức sau khi ứng dụng bị hạn chế trên lãnh thổ Ấn Độ, Google và Microsoft đã đầu tư hơn 100 triệu đô la vào ứng dụng Josh – phiên bản của Ấn Độ tương tự như TikTok. Sau vòng đầu tư đầu tiên, trị giá tài sản của các nhà sáng tạo Josh - công ty VerSe Innovation - ước tính khoảng 1 tỷ đô la.
Theo ghi nhận của tờ báo Trung Quốc, khoản đầu tư mà các nền tảng video ngắn của Ấn Độ đang nhận được cho thấy sự vắng mặt của TikTok đã tạo ra một khoảng trống trên thị trường.
Sau lệnh cấm TikTok, Redseer ước tính rằng tổng thời gian người Ấn Độ dành cho các ứng dụng video ngắn đã giảm khoảng 40%, từ 165 tỷ phút mỗi tháng xuống còn 80 tỷ phút.