Lần phong tỏa thứ hai vẫn đang tiếp tục và số các ca nhiễm bệnh vẫn còn cao
Giáo sư Marcel Fratzscher, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức cho biết: "Nếu doanh nghiệp phá sản, thì số tiền phụ cấp ngắn hạn cho người lao động sẽ không giúp được gì cho họ, và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao. Vì tôi e rằng năm nay các công ty nhiều khả năng sẽ sa thải nhân viên, bản thân tự phá sản và không có nhiều công việc mới xuất hiện".
Đối với Thủ tướng và lãnh đạo các bang ở Đức, đây sẽ là chủ đề thảo luận tại Văn phòng Thủ tướng vào thứ Ba tới. Mục chính trong chương trình nghị sự là phải làm gì tiếp theo với các hạn chế xã hội và lệnh giới nghiêm, cách ly và việc đi lại của hành khách, có nên mở trường học, đóng cửa nhà hàng hay không và các cửa hàng và cơ sở dịch vụ phải làm gì bây giờ.
Armin Laschet, Thủ tướng North Rhine-Westphalia chia sẻ: "Quyết định có lợi cho sức khỏe đang gây tổn hại cho những nơi khác. Vì vậy, việc cân nhắc mọi thứ là rất quan trọng".
Định hướng để đưa ra quyết định là số ca nhiễm mới, số nạn nhân và tình hình trong các khu vực chăm sóc đặc biệt. Số ca nhiễm mới phải không được tăng không quá 50 ca trên 100 nghìn dân mỗi tuần. Hầu như tất cả các vùng của Đức đều không đạt được những con số này. Hầu hết các lãnh đạo của các tiểu bang liên bang, và có thể là cả thủ tướng, ủng hộ việc mở rộng lệnh phong tỏa. Đây không phải là tin tốt cho nền kinh tế. Chỉ có thể mong đợi những thay đổi nhỏ mang tính chi tiết.