Phong trào toàn dân hoặc là sự ngu xuẩn tầm thường?
«Hoặc đó là hoạt động đặc biệt của đảng Dân chủ nhằm chống lại đảng Cộng hòa về việc nguỵ tạo làm sai lệch số phiếu đại cử tri, hoặc đó là phong trào toàn dân, hoặc là sự ngu xuẩn tầm thường, hoặc có Tổng thống Mỹ Donald Trump đứng sau chống lưng... Tất cả những giả thiết này đều là có thể, vì vậy khá phức tạp để khẳng định đây là âm mưu của ai, là thứ trò chơi gì. Điều quan trọng hơn cả trong tình huống này là hệ quả», - chuyên gia Ruslan Bortnik Giám đốc Viện Phân tích và Quản lý Chính sách Ukraina phát biểu hôm thứ Năm.
Theo quan điểm của ông, trong bối cảnh với những bức ảnh chụp từ Điện Capitol, nơi người biểu tình đường phố ngang nhiên ngồi chễm chệ trên ghế trong nghị trường Thượng viện, toát lên sự sút giảm uy tín của Mỹ về toàn cầu hóa và dân chủ hóa, về bầu cử hiệu quả và công bằng cũng như các thủ tục hình thành chính quyền.
«Sự giảm sút uy tín của Mỹ, đến lượt nó lại kéo theo sự suy yếu của một trong những loại quyền lực của Mỹ là soft power - quyền lực mềm, thứ mà họ đã quen sử dụng hiệu quả ở nước ngoài trong nhiều thập niên. Nhìn chung, điều này làm suy yếu uy tín Mỹ và các cơ hội của Mỹ trên thế giới. Ngoài ra, tiếp diễn sự chia rẽ giữa Nhà nước và cộng đồng xã hội, trong chừng mực mô hình Chính phủ điều khiển phần đáng kể người Mỹ là hoàn toàn thiếu công bằng. Thời kỳ ổn định chính trị và xã hội của Hoa Kỳ đã qua rồi», - chuyên gia nhận xét.
Ông Bortnik nói thêm rằng nhiều khả năng là ở Hoa Kỳ sẽ thay đổi hệ thống đảng phái, cụ thể là sẽ có sự phân hoá chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng hòa.
«Khúc hát thiên nga» cáo chung
«Tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay đảng Dân chủ chắc có nghĩa đây là chu kỳ chính trị cuối cùng của phái Cộng hòa. Ở Hoa Kỳ sẽ tạo thành mô hình độc đảng hoặc sẽ xuất hiện những đối thủ nặng ký thay chỗ đảng Cộng hòa. Tôi cho rằng cuộc bầu cử của Trump và bỏ phiếu vào Thượng viện đối với những người Cộng hòa kinh điển giống như là «khúc hát thiên nga» (tức là hình ảnh ẩn dụ, chỉ sự xuất hiện, trình diễn lần cuối của ai đó trước công chúng). Họ hoàn toàn mất uy tín trong mắt đối thủ và làm đổ vỡ nghiêm trọng niềm tin vào bản thân trong con mắt các cử tri vốn dành sự ủng hộ cho họ», - nhà chính trị học nhận định. Ông không loại trừ việc cải tổ hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ và chuyển sang bỏ phiếu trực tiếp trong bầu cử ở Mỹ.
Theo lời chuyên gia này, nếu bất ổn chính trị ở Mỹ tiếp diễn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế khác do mất tin cậy với đồng USD.
Đọc thêm: