Ngành Tài chính hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm kỳ

Năm 2020, vượt qua những khó khăn, ngành Tài chính đã hoàn thành nhiều mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.
Sputnik

Bội chi ngân sách bình quân khoảng 3,6% GDP trong giai đoạn 2016-2020

Ngày 8/1, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2020 và triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước  năm 2021, theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Trung ương và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội và Ngân sách Nhà nước

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết nhiều giải pháp chính sách tài khóa linh hoạt (miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất) được triển khai để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Tính đến ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệ phí được gia hạn, hoặc miễn, giảm.

Thu ngân sách cả năm đạt 98% dự toán, tăng 184.000 tỷ đồng so với đánh giá tại Quốc hội tháng 10/2020, tỉ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đạt 23,9% GDP.

“Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng thu NSNN đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra (100,4%). Đây là mức rất tích cực trong điều kiện thu NSNN năm 2020 khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp hơn rất nhiều so dự kiến”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Ngành Tài chính hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm kỳ

Cơ cấu thu ngân sách bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách tăng từ 68% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 85,5% năm 2020, tỷ trọng thu dầu thô và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm từ 30% bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 14,2% năm 2020.

Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ về công khai minh bạch ngân sách

Ngân sách Nhà nước đã chi trên 18.000 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch Covid-19 theo các Nghị quyết 42/NQ-CP và 37/NQ-CP của Chính phủ. Ngân sách Trung ương đã sử dụng khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh; xuất cấp gần 37.000 tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, điểm sáng trong tổ chức thực hiện chi ngân sách năm 2020 là tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển tiến bộ hơn so với năm trước. Ước tính đến ngày 31/12/2020, chi đầu tư phát triển đạt 82,8% dự toán (cùng kỳ đạt 62,9% kế hoạch); phấn đấu đến hết thời điểm khóa sổ kế toán năm 2020 (ngày 31/1/2021) đạt 92-93% dự toán. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 26.000 tỷ đồng vốn vay ngoài nước cho đầu tư phát triển không thực hiện được, phải hủy dự toán.

Bộ Tài chính cũng cho biết bội chi ngân sách năm 2020 ước khoảng 248,5 nghìn tỷ đồng, dưới 4% GDP.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: “Tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, bội chi NSNN bình quân khoảng 3,6%GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 của Quốc hội”.

Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế

Năm 2021, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính – NSNN đề ra.

Ngành Tài chính hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm kỳ

Cụ thể, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thành công kinh tế phi thường của Việt Nam vào năm 2020

Bộ Tài chính cũng tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN; phấn đấu tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ động viên vào NSNN khoảng 15,5% GDP; tổ chức điều hành chi NSNN năm 2021 theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN năm 2021 trong phạm vi 4% GDP.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ triển khai một số giải pháp, như: nâng cao kỷ cương, hiệu quả trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính. Đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi NSNN; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Nhóm các giải pháp tiếp theo được Bộ Tài chính triển khai trong năm 2021, đó là: đẩy mạnh phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm; đẩy nhanh tiến độ thực hiện tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tăng cường quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước; tích cực, chủ động hội nhập tài chính quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Thảo luận