Trung Quốc chăm lo dùng các blogger Anh làm loa tuyên truyền trên YouTube

Tờ The Times của Anh phát hiện ra rằng Chính phủ Trung Quốc đang tài trợ cho các blogger Anh trên YouTube để tạo ra những video tuyên truyền về Trung Quốc.
Sputnik

Ví dụ, Lee Barrett trong video của mình đã ca ngợi khu thuộc địa dành cho người Uyghur ở Trung Quốc. Và con trai của ông này trong đoạn video tiếp theo thì lưu ý rằng truyền thông phương Tây đã quá sai khi nói rằng người biểu tình ở Hồng Kông đang phấn đấu tìm kiếm dân chủ nhưng bị cảnh sát trấn áp tàn nhẫn!  

Cha con Barrett sống ở Trung Quốc và thực hiện các tài liệu, bao gồm cả sự hỗ trợ công nghệ ủng hộ camera giám sát CCTV và Huawei. Các video này sau đó được chia sẻ trong giới đảng viên Cộng sản Trung Quốc. Ngay sau khi các blogger Anh bắt đầu ca ngợi đất nước Trung Hoa, số lượng người đăng ký theo dõi họ liền tăng vọt.

Các nhà phê bình cho rằng sự gia tăng về mức phổ biến như vậy có sự thúc đẩy từ hoạt động của các bot, đưa xếp hạng và doanh thu quảng cáo lên cao. Hiện giờ họ có khoảng 200.000 người đăng ký theo dõi. Từ đầu năm ngoái, các  blogger Anh đã làm 255 video, thu hút 16,5 triệu lượt xem. Và chỉ nhờ quảng cáo, họ đã kiếm được khoảng 53.000 bảng Anh mỗi năm, - theo tờ The Times cho biết.

Theo dữ liệu của tờ báo này, một số nội dung trong loạt video nhận được tài trợ của hãng Chinese Radio International (Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc), vốn được cho là chủ sở hữu bí mật của mạng lưới đài phát thanh tuyên truyền quốc tế.

Hồi tháng 11, cha con Barrett cùng với các blogger tương tự khác được đưa đi thăm tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc. Trong thông cáo báo chí chính thức về chuyến tham quan này có tiêu đề «Các ngôi sao Internet quốc tế chứng kiến hạnh phúc của nhân dân Thiểm Tây». Tuy nhiên được biết là các blogger đã tức giận vì ban tổ chức không đưa họ lên núi như đã hứa mà chỉ cố gắng làm sao nhồi nhét thật nhiều tài liệu và ý tứ tuyên truyền vào chuyến lữ hành.

Một blogger nổi tiếng khác là Jason Lightfoot đã kết hôn với một phụ nữ Trung Quốc, hiện làm chủ một kênh về đời sống ở CHND Trung Hoa với 35.000 người đăng ký theo dõi. Anh này đăng các video với nhan đề «Cả thế giới không thể sánh với cơ sở hạ tầng của Trung Quốc», «Thế giới che giấu thành công của Trung Quốc»…

 Tuy nhiên, nói một cách công bằng thì tất cả các blogger này không có quyền tải video của họ thẳng lên mạng, bởi vì giống như các mạng xã hội khác, YouTube bị cấm ở Trung Quốc. Các blogger sử dụng giải pháp vòng vèo thay thế, và có lẽ chẳng mấy khó khăn.

Theo ý kiến của các chuyên gia, sự cộng tác như vậy giữa Bắc Kinh và các blogger là hiện tượng mới mẻ và được thiết kế để tô điểm tính hợp pháp cho chế độ. Các blogger trở thành cái loa phát thanh tuyên truyền của Trung Quốc hướng sang phương Tây và bởi hiện đang sống ở Trung Quốc nên hẳn là họ khó có thể nói điều gì xấu xí về đất nước này. Đồng thời, những video như vậy cũng có tác dụng đối với khán giả trong nội địa Trung Quốc, bởi điều rất quan trọng là khiến người Trung Quốc càng tin chắc rằng cả thế giới phải bái phục ngưỡng mộ đất nước vĩ đại của họ.

Thảo luận