Hà Nội: Những quận, huyện đạt xuất sắc về an toàn thực phẩm năm 2020

Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội vừa có thông báo về 14 quận, huyện xuất sắc trong phong trào thi đua an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2020.
Sputnik

Ông Trần Văn Chung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, nếu như năm 2017 chỉ có 6 đơn vị, thì đến năm 2019 đã tăng lên 11 đơn vị và năm 2020 tăng lên 14 đơn vị.

Mười "siêu thực phẩm"
 Cụ thể, 14 quận, huyện đạt loại xuất sắc, gồm: Long Biên, Tây Hồ, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Cầu Giấy, Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Phú Xuyên, Mỹ Đức; 9 quận, huyện, thị xã đạt loại tốt, gồm: Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai, Gia Lâm, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Hoài Đức, Ứng Hòa; 7 huyện đạt loại khá: Sóc Sơn, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất, Đan Phượng, Đông Anh, Thường Tín.

 Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập 3 đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2020, tiến hành từ ngày 27-11 đến 15-12-2020 tại 30 quận, huyện, thị xã.

Thủ tướng chính phủ đưa ra 7 nội dung cải cách về an toàn thực phẩm

Ngày 13/01, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, đồng thời đưa ra 7 nội dung cải cách trong đề án:

  1. Cải cách: Giao cơ quan hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
  2. Cải cách: Áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra.
  3. Cải cách: Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
  4. Cải cách: Thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra.
  5. Cải cách: Áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp.
  6. Cải cách: Bổ sung đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
  7. Cải cách: Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới.

Đề án cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Đồng thời, tổ chức lại mô hình hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đơn giản, hiệu quả, phân công trách nhiệm một cách hợp lý, rõ ràng, minh bạch giữa các bên tham gia (các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan hải quan, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định).

Thảo luận