TP Hà Nội chi bao nhiêu tiền để dự trữ hàng hóa cho Tết Nguyên đán 2021?

HÀ NỘI (Sputnik) - Thành phố Hà Nội đã chuẩn bị lượng hàng hóa thiết yếu như gạo, thịt, rau, quả, thủy hải sản, hàng hóa thiết yếu, tương ứng khoảng 39.400 tỷ đồng cho dịp Tết Nguyên Đán 2021.
Sputnik

Đây là thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban trực tuyến diễn ra vào sáng 15.01, được Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý IV-2020 về triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1-1-2021 của Chính phủ.

TP Hồ Chí Minh xây dựng kịch bản ngăn chặn dịch COVID-19 dịp Tết Nguyên Đán

Hội nghị thông qua "Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021" và công tác phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Qua đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - ông Chử Xuân Dũng cho biết, thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy, các chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, thành phố đã triển khai toàn diện các phương án nhằm bảo đảm cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên Đán 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Lượng hàng hóa thiết yếu như gạo, thịt, rau, quả, thủy hải sản, hàng hóa thiết yếu…đã được chuẩn bị tương ứng khoảng 39.400 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với kế hoạch Tết năm 2020. Đặc biệt, thực hiện chương trình bình ổn thị trường, thành phố cũng chuẩn bị lượng hàng hóa thiết yếu, gồm 33.075 tấn lương thực, 6.615 tấn thịt lợn, 18.114 tấn thực phẩm chế biến… Nguồn hàng hóa dự kiến kết nối với các tỉnh về Hà Nội để bảo đảm nguồn cung dự kiến đạt 50.000 tấn, trị giá 600 tỷ đồng.

Trong đó, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) với lượng hàng hóa nội địa chiếm 80% chuẩn, tương đương với trị giá 1.000 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn bán lẻ BRG chuẩn bị lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết với giá trị trên 50 tỷ đồng… Các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố cũng đã chủ động mở thêm kho hàng để dự trữ phục vụ Tết.

Lượng hàng hóa dự trữ tăng cao so với Tết năm 2020

Ngoài ra, lượng hảng hóa dự trữ năm nay tăng 7-11% so với kế hoạch Tết năm 2020 do các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch khai thác.

Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc công dân Việt Nam về nước trước Tết
Cùng với đó, thành phố cũng có kế hoạch chi tiết nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng trái phép pháo nổ; các phương án phòng, chống đua xe trái phép, hạn chế tai nạn giao thông và tổ chức bắn pháo hoa chào mừng dịp Tết Nguyên đán. Song song với việc dự trữ nguồn hàng hóa cho Tết, thành phố cũng chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh, tổ chức trực, khám, chữa bệnh cho nhân dân; đồng thời làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nghiêm cấm biếu tết, tránh lãng phí tiền của

Đặc biệt, thực hiện các chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, thành phố đã ban hành nhiều văn bản cụ thể nhằm chỉ đạo công tác tăng cường bình ổn giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thông tin liên lạc; tấn công, trấn áp tội phạm…

Hà Tĩnh mở rộng khu cách ly tập trung để đón 2.500 công dân về nước ăn Tết

Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, Thành ủy Hà Nội cũng nghiêm cấm biếu quà tặng, quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức. Đồng thời, nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội. Đáng chú ý là những người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đảng viên phải thực sự gương mẫu, nghiêm túc đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không xa hoa, lãng phí, phô trương, hình thức.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có kế hoạch cụ thể, bố trí trực để xử lý, giải quyết kịp thời mọi công việc trong dịp nghỉ Tết, bảo đảm các hoạt động thuận lợi, thông suốt, không để ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp.

Thảo luận