Hải Dương: Chuyển đổi số là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tác động sâu rộng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và hoạt động của các doanh nghiệp, chuyển đổi số là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đây là chủ trương lớn của Chính phủ mà chính quyền Hải Dương quyết tâm thực hiện.
Sputnik

Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương chuyển đổi số để bứt phá

Ngày 16/1, tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị chuyên đề “Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương – Chuyển đổi số để bứt phá” với sự tham dự đông đảo của các doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và đại diện các công ty, tập đoàn công nghệ lớn.

Khai mạc Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng khẳng định sự cần thiết và hiệu quả của chuyển đổi số trong toàn xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tác động sâu rộng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và hoạt động của các doanh nghiệp, chuyển đổi số là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đây là chủ trương lớn của Chính phủ mà chính quyền Hải Dương quyết tâm thực hiện.

Kinh tế Việt Nam có thể gặp những thách thức gì trong năm 2021?

Ông Phạm Xuân Thăng trực tiếp giới thiệu với các doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp về các tiềm năng thế mạnh khác biệt của Hải Dương và quyết tâm đẩy nhanh, đẩy mạnh chuyển đổi số của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng đã trao đổi, thông tin tới các đại biểu về Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 với định hướng phát triển gồm 4 trụ cột, 3 nền tảng, 1 trung tâm, 3 đô thị động lực và 3 trục phát triển.

Cụ thể, 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; dịch vụ chất lượng cao; đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Bên cạnh đó, 3 nền tảng gồm: văn hóa, con người Hải Dương; môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng; kết cấu hạ tầng, giao thông đồng bộ, hiện đại. Một trung tâm là thành phố Hải Dương, 3 đô thị động lực là thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và huyện Bình Giang. Đồng thời, 3 trục phát triển là Bắc Nam, Đông Tây và dọc theo sông Thái Bình.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đại diện Tập đoàn FPT, DELL diễn thuyết với các nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số; chuyển đổi số doanh nghiệp để bứt phá thành công – xu hướng thế giới và thực tiễn tại Việt Nam; giải pháp thực tiễn chuyển đổi số doanh nghiệp.

Được biết, tỉnh Hải Dương hiện có 14.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, có khoảng 9.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đứng thứ 13/63 cả nước; tính trung bình Hải Dương có 47,5 doanh nghiệp/vạn dân, đứng thứ 19/63 cả nước.

Năm 2020, Hải Dương có gần 900 doanh nghiệp ngừng hoạt động, thành lập mới khoảng 1.700 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp vừa và lớn chiếm khoảng 9,4%, còn lại là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Tổng số vốn trong doanh nghiệp là 285.292 tỷ đồng.

Hải Dương: Chuyển đổi số là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho hay vốn sản xuất kinh doanh trung bình của mỗi doanh nghiệp là khoảng 30 tỷ đồng, đứng thứ 24/63 tỉnh, thành. Doanh thu của các doanh nghiệp là 349.505 tỷ đồng. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp là gần 360.000 người, đứng thứ 7/63 tỉnh, thành trong cả nước.

Hải Dương cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp để phát triển bền vững

Theo đánh giá của ông Phạm Xuân Thăng, thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Đó là chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước sẽ có nhiều đổi mới theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn.

Một số hiệp định thương mại, đầu tư ký kết giữa Việt Nam và quốc tế với nhiều chính sách có hiệu lực giúp các doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Làn sóng chuyển dịch đầu tư đến Việt Nam tạo cơ hội cho doanh nghiệp Hải Dương tham gia vào chuỗi cung ứng và cung cấp lao động, việc làm.

Để đồng hành cùng với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong chuyển đổi số, tỉnh Hải Dương hiện nay cũng đang tích cực chỉ đạo triển khai “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ. Tỉnh cũng quyết tâm thực hiện Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt, mục tiêu 100% dịch vụ công trực của tỉnh đạt yêu cầu lên mức độ mức độ 4.

'Make in Vietnam' sẽ đưa ngành ICT tăng trưởng gấp 2-4 lần GDP

Tỉnh Hải Dương sẽ hỗ trợ 50% chi phí chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp mới thành lập; hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng khẳng định, với phương châm “phục vụ nhân dân, đồng hành với doanh nghiệp”, tỉnh sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

Bí thư Tỉnh ủy cam kết Hải Dương sẽ căn cứ vào mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Kiên quyết điều chuyển, thay thế, đưa ra khỏi bộ máy những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, không chấp hành kỷ luật, kỷ cương, không trọng dân, trọng doanh nghiệp.

Khẳng định lãnh đạo tỉnh luôn sẵn sàng tiếp nhận những phản ánh của doanh nghiệp để xem xét chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo xử lý tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng đã công khai số điện thoại di động và địa chỉ email cá nhân đến đông đảo doanh nghiệp trong tỉnh.

Thảo luận