Phiên tòa xét xử Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn chưa có hồi kết

Hôm nay ngày 18/01, TAND TP Hà Nội mở lại phiên sơ thẩm xét xử Cựu bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm sau hơn 10 ngày hoãn do vắng mặt nhiều bị cáo.
Sputnik

Trước đó phiên tòa diễn ra ngày 07/01 do vắng mặt bị cáo và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Sau đó một hôm ngày 8/1, HĐXX quyết định triệu tập hợp lệ cho những người này cùng các giám định viên. Tuy nhiên, phiên tòa hôm nay vẫn vắng mặt bị cáo Tín và một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ 18/01 đến 26/01 do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa.

Nhiều bị cáo vắng mặt, hoãn phiên tòa xét xử cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Ngoài cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị cáo buộc "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", còn có ông Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương), còn có 8 bị cáo bị cáo buộc "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai", trong đó có ông Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM) gây thiệt hại 2.700 tỷ đồng; Cựu phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín tiếp tục vắng mặt và được HĐXX chấp nhận do bệnh viện thông báo không thể di chuyển xa.

Vào lúc 8h sáng nay, ông Hoàng được hai luật sư dìu tay bước từng bậc thang đến khu vực làm thủ tục vào toà. Trong phần thủ tục, là người đầu tiên bị kiểm tra lý lịch, cựu bộ trưởng Hoàng trả lời to, rõ ràng nghề nghiệp "Nguyên là cán bộ Bộ Công Thương". Ông đang cư trú tại Hà Nội, vẫn ở toà nhà cũ nhưng đã chuyển sang căn khác do hết thời hạn thuê. Ông Hoàng nói thêm:

"Sức khoẻ của tôi không được tốt, đang phải dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên tôi vẫn thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm của một bị cáo theo quy định pháp luật. Tôi xin HĐXX cho phép được ngồi khi trả lời xét xử, được dùng thuốc và nếu có nhu cầu cá nhân thì được ra ngoài".

Đề nghị này vẫn chưa được Chủ toạ đồng ý hay không mà cho ông về chỗ để tiếp tục thẩm tra lý lịch các bị cáo khác.

Phiên tòa vẫn chưa đi đến hồi kết

Chủ toạ thông báo thẩm phán Chử Phương Ngọc vắng mặt do ốm nên có thẩm phán dự khuyết thay. Ngoài bị cáo Tín, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt như ông Phan Văn Tuất, Võ Thanh Hà, đều là nguyên chủ tịch HĐQT, phụ trách bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco; ông Lê Hồng Xanh, chủ tịch HĐQT Sabeco.

Việt Nam đốt lò chống tham nhũng: Thấy gì từ vụ cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị bắt?

Phía VKS nhận thấy vắng bị cáo và nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên đề nghị hoãn phiên toà. Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang cho biết ông Tín bị suy tim, không thể di chuyển được. Bệnh viện đã kết luận về vấn đề này. Luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc khi hoãn phiên toà bởi có mở lại vào lần sau thân chủ của bà vẫn xin xét xử vắng mặt. Tiếp đến là Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cũng đề nghị hoãn phiên toà nhưng đề nghị HĐXX khi mở lại phải triệu tập ông Phan Văn Tuất, Võ Thanh Hà và Lê Hồng Xanh. Ông Thiệp cho rằng đây là ba người có những lời khai buộc tội bất lợi cho thân chủ ông là cựu bộ trưởng Công Thương. Luật sư lên tiếng:

"Lời khai của ba người này rất quan trọng bởi chứng minh vấn đề mấu chốt của vụ án là chuyển đất công thành đất tư và chuyển hợp đồng nguyên tắc thành hợp đồng hợp tác, chuyển chủ đầu tư"

VKS xác định, các bị can đã dùng quyền sử dụng đất hoặc các quyền về tài sản khác của Nhà nước để góp vốn, liên doanh sau đó thoái vốn (chuyển nhượng vốn) không minh bạch, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng. Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Hoàng có vai trò chính, trực tiếp gây thiệt hại này. Ông có quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thuộc Bộ Công Thương, trong đó có Sabeco. Hiện tại phiên tòa vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng.

Thảo luận