Trừng phạt các công ty của Trung Quốc, Mỹ theo đuổi mục đích gì?

Buộc các công ty Mỹ phải chuyển hướng đầu tư trở lại nước Mỹ, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, lôi kéo một liên minh chiến lược chống Trung Quốc,…là những mục đích thực sự của Mỹ khi trừng phạt Tổng công ty dầu khí hải dương (CNOOC) và các công ty khác của Trung Quốc.
Sputnik

“Bộ Thương mại Mỹ trừng phạt CNOOC Trung Quốc vì 'dọa nạt các nước láng giềng”, “Mỹ trừng phạt tập đoàn dầu khí Trung Quốc vì 'hiếu chiến' ở Biển Đông”, “Mỹ kiềm chế công ty Trung Quốc có hành vi sai trái tại Biển Đông”,…Đó là những tên rất kêu một số bài của một số cơ quan báo chí Việt Nam viết về việc Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách các tổ chức và cá nhân bị Mỹ trừng phạt trên lĩnh vực thương mại.

Trừng phạt các công ty của Trung Quốc, Mỹ theo đuổi mục đích gì?

Vậy “Mỹ trừng phạt tập đoàn dầu khí Trung Quốc vì 'hiếu chiến' ở Biển Đông” hay vì còn những nguyên nhân gì khác? Mục đích thực sự của Mỹ là gì? Phóng viên Sputnik đã phỏng vấn chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng về đề tài nóng này.

Wilbur Ross: CNOOC đã vi phạm chính sách dân sự ở Biển Đông

Sputnik: Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã làm gì trên Biển Đông? Mỹ có thể viện dẫn UNCLOS để cáo buộc CNOOC?

Cái gì gắn với lệnh trừng phạt mới của Mỹ chống các công ty Trung Quốc?

Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng: Theo giải thích của ông Wilbur Ross thì Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã vi phạm chính sách dân sự ở Biển Đông, tiếp tay cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (NPLA) tạo cớ gây xung đột để biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, biến vùng tranh chấp trở thành vùng biển chủ quyền của Trung quốc một cách bất hợp pháp.

Hành động của NCOOC được xem là hành động của “lính xung kích dân sự” cho NPLA trong các âm mưu khiêu khích, áp chế các nước láng giềng. Trong hơn 5 năm gần đây, CNOOC đã tổ chức khoan thăm dò trái phép (trường hợp HD981 năm 2014) và khảo sát, nghiên cứu địa chất trái phép (trường hợp tàu Hayang 08) trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Những hành động này đi ngược lại các quy định của Công ước quốc tế về luật biển 1982 (UNCLOS-1982) mà Trung Quốc là một trong các bên đã tham gia công ước này. Tuy nhiên, Mỹ khó có thể viện dẫn công ước này để cáo buộc cả CNOC và NPLa vì Mỹ không tham gia UNCLOS-1982 nhưng lại cho rằng mình có quyền làm trọng tài để phán xử các tranh chấp có liên quan đến UNCLOS-1982.

Cáo buộc của Bộ Thương mại Mỹ đối với CNOOC không phải là bất thường

Sputnik: Thưa ông Nguyễn Minh Hoàng, đúng làTrung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông? Nhưng việc trừng phạt này có phải chỉ vì nguyên nhân này hay còn vì những nguyên nhân gì khác nữa?

Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng: Một số nhà báo Việt Nam thường hay có những “suy diễn” của riêng mình nên đã xảy ra tình trạng diễn đạt không thật đúng hoặc không phản ánh hết những ý tứ của các ngôn từ được dịch từ báo chí Mỹ và phương Tây.

Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với quan chức và tướng lĩnh Trung Quốc vì hành động ở Biển Đông

Đúng hơn cả là Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) chứ không phải đưa toàn bộ Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc vào danh sách các tổ chức và cá nhân bị Mỹ trừng phạt trên lĩnh vực thương mại. Theo đó.nếu muốn tiếp cận các hàng hóa công nghệ cao, có hàm lượng trí tuệ cao của các nhà cung cấp Mỹ, CNOOC phải được Bộ thương mại Mỹ cấp giấy phép đặc biệt.

Cáo buộc mới đây của Bộ Thương mại Mỹ đối với CNOOC không phải là trường hợp cá biệt và cũng không có gì bất thường. Bởi tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ đã liệt 3 công ty dân sự của Trung Quốc vào danh sách liên quan đến quân sự-quốc phòng, gồm có: Công ty Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC). Và nay, đến lượt Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Trước đó, CNOOC cùng với 23 công ty khác của Trung Quốc cũng bị liệt vào danh sách trừng phạt của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ vì đã tham gia bồi đắp và quân sự hóa các thực thể tranh chấp trên Biển Đông.

Những lời giải thích của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross chỉ cho chúng ta biết một phần nguyên nhân với các cáo buộc Trung Quốc có những hành động “liều lĩnh, hiếu chiến”, còn CNOOC thì có những hành động tiếp tay cho PLA thực hiện chính sách “bắt nạt” ở Biển Đông, trở thành một phần trong chính sách đối ngoại “quân-dân sự hợp nhất” của Trung Quốc.

Ngoài những nguyên nhân về quân sự quốc phòng như Bộ trưởng Thương mại Mỹ nêu ra, còn có các nguyên nhân khác kèm theo. Trước hết, đó là sự tranh chấp quyền hợp tác khai thác và thị phần giữa CNOOC với các công ty dầu mỏ Mỹ như ExxonMobil, Caltex, Castrol, ConocoPhilipps, Chevron.v.v… trên Biển Đông và một số khu vực khác ở vùng vịnh Caribean và vùng Vịnh Persic đe dọa đến lợi ích của Mỹ.

Trung Quốc dự định thi hành biện pháp bảo vệ các công ty trong bối cảnh sức ép từ phía Mỹ

Nguyên nhân tiếp theo được cho là xuất phát từ hành động “rắc chông” của chính quyền sắp mãn nhiệm lên chính sách đối ngoại của chính quyền mới. Những đòn trừng phạt “vào phút bù giờ” này sẽ khó tháo gỡ một khi các đối tác kiêm đối thủ đã tiến hành các biện pháp trả đũa tương xứng. Nó gây khó khăn nghiêm trọng cho chính quyền mới ở Mỹ, khiến cho chính quyền của Đảng Dân chủ tốn kém nhiều công sức, thì giờ và tiền bạc để giải quyết, để tháo gỡ, để lật ngược các chính sách của tổng thống tiền nhiệm. Một trong những điều khó khăn nhất là lấy lại lòng tin.

Tuy nhiên, riêng đối với Trung Quốc thì giới phân tích dự báo hầu như chắc chắn rằng, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi, kể cả khi chính sách đó được mềm hóa đôi chút hoặc thay đổi biện pháp thi hành cho phù hợp với tình hình mới.

Mục đích chính của Mỹ

Sputnik: Mục đích thực sự của việc Mỹ trừng phạt CNOOC và các công ty Trung Quốc khác là gì ?

Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng

Mục đích thực sự của Mỹ trong việc trừng phạt không chỉ đối với NCOOC mà còn với một loạt các công ty Trung Quốc khác. Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng” ban lệnh” trừng phạt thêm công ty chiến lược của Trung Quốc (trước đó, đã có 35 công ty bị Bộ Quốc phòng Mỹ trừng phạt) như Công ty TNHH máy bay thương mại Trung Quốc COMAC, Công ty sản xuất chip điện tử SMIC.v.v… những động thái này của Mỹ là nhằm:

  • Về kinh tế, buộc các công ty Mỹ phải chuyển hướng đầu tư trở lại nước Mỹ để nâng đỡ nền sản xuất nội địa Mỹ hoặc chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc.
  • Tiếp tục gây sức ép với các nước khác có quan hệ làm ăn với các công ty Trung Quốc nhằm làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này.
  • Là một thành tố trong việc lôi kéo một liên minh chiến lược chống Trung Quốc.
  • Bảo vệ những bí mật công nghệ cốt lõi của Mỹ vốn đã bị Trung Quốc “đánh cắp” nhiều lần.

Sputnik: Cảm ơn ông vì thông tin rất quan trọng và thú vị.

Thảo luận