Liệu có nối lại quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran
Trước đó, Nhà Trắng nói Biden có kế hoạch đàm phán với Iran với các đồng minh. Ứng cử viên vào chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken nói nếu Tehran là người đầu tiên quay trở lại việc thực hiện JCPOA, thì Washington cũng sẵn sàng quay lại hiệp định này để tiếp tục tìm kiếm một thỏa thuận lâu dài hơn, cũng bao gồm cả chương trình tên lửa của Tehran.
"Biden đã hứa sẽ trở lại JCPOA trong chiến dịch tranh cử và có thể đã đánh tiếng điều này với người Iran, bất chấp sự phủ nhận chính thức từ Tehran. Điểm thảo luận duy nhất sẽ là các điều kiện hoặc điều kiện tiên quyết có thể được yêu cầu từ Mỹ và Iran đã từ chối (mở rộng phạm vi hiệp định thông qua việc bao gồm sự hiện diện của Iran trong khu vực và chương trình tên lửa của Tehran), cũng như việc Mỹ sắp xếp dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và đưa Iran trở lại tuân thủ hoàn toàn hiệp định. Đây là lĩnh vực mà các đối tác khác trong JCPOA, đặc biệt là EU, có thể đóng vai trò trung gian», - chuyên gia nói.
Hạn chế chương trình hạt nhân của Iran
Năm 2015, 6 bên (Anh, Đức, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Pháp) và Iran đã công bố việc đạt được Kế hoạch Hành động Toàn diện chung. Thỏa thuận quy định việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran. Thỏa thuận ở dạng ban đầu đã không kéo dài đến 3 năm: vào tháng 5 năm 2018, Hoa Kỳ tuyên bố đơn phương rút khỏi và khôi phục các lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Tehran.
Đọc thêm: