Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng có phải ‘trường hợp đặc biệt’ ở Đại hội XIII?

Nhân sự chủ chốt Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có phải trường hợp đặc biệt?
Sputnik

Về công tác nhân sự Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định sẽ trình Đại hội những ‘trường hợp đặc biệt’, được Ban chấp hành Trung ương khóa XII bàn hết sức kỹ lưỡng.

Nhân sự Đại hội XIII, các trường hợp đặc biệt được bàn bạc hết sức kỹ lưỡng

Không chỉ tới Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam mới bàn nhiều về tầm quan trọng của công tác nhân sự, lựa chọn cán bộ. Trên thực tế, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định, công tác nhân sự liên quan đến sự “sống còn” của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ và tiến trình phát triển của đất nước.

Văn kiện đại hội Đảng XIII - Cô đọng, súc tích, tính khái quát cao

Vấn đề nhân sự còn là yếu tố then chốt, đảm bảo thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII này, do đó phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, chọn lọc, khoa học, nhất quán, đảm bảo công tâm, công bằng, trong sáng khách quan.

Sáng nay, 27/1, trao đổi bên lề Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thông tin nhiều vấn đề đáng chú ý liên quan đến công tác nhân sự chủ chốt, đặc biệt quan trọng, được dư luận quan tâm.

Theo ông Hầu A Lềnh, công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII được Ban chấp hành Trung ương khóa XII chuẩn bị hết sức nghiêm túc, kỹ lưỡng và khoa học.

Theo chia sẻ của Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh, trong suốt nhiệm kỳ XII, ngay từ đầu nhiệm kỳ, các cấp lãnh đạo Việt Nam đã xác định công tác (nhân sự) này là rất quan trọng, nhiệm vụ then chốt.

“Công tác nhân sự là then chốt của then chốt. Vì vậy nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Trung ương luôn quan tâm đến công tác cán bộ”, đồng chí Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Theo đó, từ Hội nghị Trung ương lần thứ 8 vào tháng 10/2018, Ban chấp hành Trung ương XII đã thành lập hàng loạt tiểu ban, trong đó chú trọng đến Tiểu ban Nhân sự. Đồng thời, ngay sau đó, Ban Chấp hành Trung ương tiến hành các quy trình công tác nhân sự.

Kiểm tra Trung tâm báo chí Đại hội XIII của Đảng sau 3 ngày làm việc

Đồng chí Hầu A Lềnh nhấn mạnh, đến Hội nghị Trung ương 9 vào tháng 12/2018, đã tiến hành công tác quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và ngay sau khi công tác quy hoạch tiếp tục chuẩn bị, đến Hội nghị Trung ương 12.

Cùng với đó,  Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, ban hành phương hướng công tác nhân sự của Đại hội XIII. Tất cả đều “bám sát phương hướng công tác nhân sự” với sự tham gia của các địa phương, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII tiến hành quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh nêu rõ, đây là cơ sở rất quan trọng để lựa chọn, giới thiệu, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp các đồng chí dự kiến sẽ đưa vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.

Vị lãnh đạo cũng bổ sung thêm rằng, sau khi có phương hướng Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, Trung ương đã thảo luận rất nhiều lần, tiến hành công tác nhân sự từng bước, hết sức thận trọng, chặt chẽ, đúng quy trình trong các Hội nghị Trung ương lần thư 13, 14, 15 của khoá XII thời gian qua.

“Có thể nói công tác chuẩn bị nhân sự khóa XIII được làm chặt chẽ, kỹ lưỡng và đảm bảo quy trình. Các nhân sự được giới thiệu ra Đại hội đáp ứng tiêu chuẩn, đủ điều kiện, có năng lực, uy tín và triển vọng”, đồng chí Hầu A Lềnh cho biết.

Ông Hầu A Lềnh: Sẽ trình Đại hội XIII các ‘trường hợp đặc biệt’

Đáng chú ý, đồng chí Hầu A Lềnh cũng thông tin với báo chí về trường hợp “đặc biệt” tại Đại hội Đảng lần thứ XIII lần này.

Các Bộ, Ban, Ngành và địa phương nói gì về dự thảo văn kiện Đại hội XIII?

Theo đó, ông Hầu A Lềnh cho biết, các trường hợp ‘đặc biệt’, “nhiệm kỳ Đại hội nào cũng có”.

“Công tác nhân sự lần này được kế thừa kinh nghiệm của các Đại hội trước và căn cứ vào tình hình thực tiễn, những trường hợp “đặc biệt” được Ban Chấp hành Trung ương bàn hết sức kỹ lưỡng, có giới thiệu của Bộ Chính trị, Tiểu ban Nhân sự”, đồng chí Hầu A Lềnh nêu rõ.

Theo chia sẻ của vị Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí - “những trường hợp đặc biệt này” chủ yếu đặc biệt về độ tuổi.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng có phải ‘trường hợp đặc biệt’ ở Đại hội XIII?

“Các đồng chí đều đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có sức khỏe, năng lực công tác, có uy tín từ cương vị công tác của mình”, ông Hầu A Lềnh khẳng định.

Vị Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết thêm, với yêu cầu thực tế của đất nước hiện nay cần có những cán bộ có kinh nghiệm và uy tín tham gia.

“Ban Chấp hành Trung ương thống nhất lựa chọn giới thiệu ra Đại hội, nếu được Đại hội tín bầu thì sẽ có những đồng chí có nhiều kinh nghiệm tiếp tục cống hiến cho đất nước”, ông Lềnh chia sẻ.

Số lượng trường hợp đặc biệt Đại hội XIII là bao nhiêu?

Trả lời vấn đề báo chí nêu về số lượng trường hợp đặc biệt được Trung ương giới thiệu tại Đại hội lần này, ông Hầu A Lềnh cho hay, vấn đề này đã được bàn bạc thống nhất.

“Số lượng trường hợp “đặc biệt” được Ban Chấp hành Trung ương bàn bạc, thống nhất. Trong đề án nhân sự trình ra Đại hội XIII  sẽ có báo cáo cụ thể với Đại hội” – đồng chí Hầu A Lềnh nói.

Theo ông Lềnh, hiện tại số lượng cụ thể của các chức danh và Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII “chưa được công bố” mà đang trong đề án trình Đại hội.

Trước đó, ngày 22/1, phát biểu với báo chí trước khi Đại hội XIII chính thức diễn ra, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII dự kiến có 200 người.

Toàn cảnh phiên Khai mạc Đại hội Đảng XIII

Cụ thể, trong đó 180 Uỷ viên chính thức và 20 Uỷ viên dự khuyết với cơ cấu 3 độ tuổi gồm dưới 50, từ 50 đến 60 và 61 tuổi trở lên.

Đồng chí Mai Văn Chính cũng thông tin, phấn đấu số lượng cán bộ dưới 50 tuổi khoảng 15-20%, từ 50 đến 60 tuổi khoảng 70%, 61 tuổi trở lên trên dưới 10%.

Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có số cán bộ trẻ trên 10%, tỷ lệ cán bố nữ vào khoảng 12%.

Cùng với đó, bên cạnh các ủy viên trong độ tuổi phù hợp quy định, danh sách đề cử mà Trung ương khóa XII thống nhất có một số đồng chí “thuộc trường hợp đặc biệt”, tái cử khóa mới và sẽ có một số nhân sự “lần đầu” thuộc trường hợp đặc biệt tham gia Ủy viên Trung ương chính thức.

Nhân sự chủ chốt Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ xem xét theo quy trình nào?

Thông tin với báo chí về quy trình nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khía XIII, đồng chí Hầu A Lềnh cho biết, việc giới thiệu cán bộ được thực hiện hết sức chặt chẽ, kỹ lưỡng.

Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin tốt về Đại hội XIII

Theo đó, quy trình 5 bước chỉ áp dụng với những đồng chí đủ điều kiện về độ tuổi, thực hiện quy trình từ dưới lên là giới thiệu từ các cơ quan, đơn vị, địa phương. Quy trình này thông qua nhiều vòng, thực hiện trong vòng hơn một năm.

“Riêng những trường hợp đặc biệt tái cử Bộ Chính trị, Ban Bí thư được chuẩn bị riêng, theo quy trình 2 vòng 8 bước”, đồng chí Hầu A Lềnh nói.

Cụ thể đầu tiên là lấy phiếu giới thiệu của các ủy viên Trung ương xem có “đặc biệt không”, số lượng bao nhiêu và đặc biệt ở vị trí nào với các đồng chí chủ chốt và Bộ Chính trị.

Dựa trên kết quả làm việc, Tiểu ban Nhân sự sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến của các Ủy viên Trung ương để báo cáo Bộ Chính trị.

“Bộ Chính trị sẽ thảo luận và bỏ phiếu tập thể”, đồng chí Hầu A lềnh nhấn mạnh.

Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Lềnh cho hay, Bộ Chính trị bỏ phiếu tập thể về các phương án như có đặc biệt hay không và số lượng các trường hợp đặc biệt là bao nhiêu, từ đó mới bắt đầu xem xét đến nhân sự cụ thể.

Sau khi Bộ Chính trị thống nhất thì đưa ra, báo cáo với Trung ương số lượng đặc biệt, vị trí đặc biệt và nhân sự cụ thể để Trung ương bỏ phiếu.

“Nếu trên 50% số phiếu ở Trung ương tán thành thì chọn đồng chí đó. Như vậy, công tác chọn trường hợp đặc biệt được thực hiện theo một quy trình hết sức chặt chẽ”, ông Hầu A Lềnh nêu rõ.

Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng khẳng định, các trường hợp đặc biệt “tái cử” Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đều thực hiện theo quy trình này. Nội dung then chốt này sẽ được Đại hội XIII bàn đến trong chương trình ngày mai.

Liệu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có phải ‘trường hợp đặc biệt’?

Có thể nói, với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam hiện nay cũng như theo quy định, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu là ‘trường hợp đặc biệt’ cũng sẽ được nhân dân Việt Nam đồng tình, ủng hộ.

Long trọng khai mạc Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam

Vừa qua, chia sẻ với báo chí, PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký, kiêm Ủy viên Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương đã có những nhận định đáng chú ý về công tác nhân sự, các trường hợp đặc biệt được giới thiệu trong Ban Chấp hành khóa mới.

Theo vị chuyên gia, có rất nhiều lý do để chọn trường hợp đặc biệt, mà đầu tiên phải kể đến như bản thân người đó là thật sự có đức, có tài, tạo được uy tín trong Đảng, trong nhân dân.

“Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một điển hình. Phải khẳng định trước hết là không phải là do không tìm được người mà vấn đề đặc biệt là người đó ở lại có lợi cho Đảng, cho dân”, PGS.TS Nguyễn Viết Thông nhấn mạnh.

Tiếp đến, mới là lý do như ở lĩnh vực đó khó tìm được người thay thế tốt hơn. Theo ông Thông, trong lịch sử Đảng trước đây chọn nhân sự không căn cứ độ tuổi.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng có phải ‘trường hợp đặc biệt’ ở Đại hội XIII?
“Tôi ví dụ như những nhân sự có tài năng, đức độ, còn sức khỏe vẫn làm việc như Bác Hồ là việc tới 79 tuổi, các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, cũng làm việc không tính đến tuổi tác. Ngay như đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư khi 74 tuổi”, vị chuyên gia bày tỏ, đồng thời chia sẻ quan điểm, có nhiều ủy viên Trung ương 60 tuổi nhưng có tài năng, đủ đức độ mà nghỉ hưu sớm thì “rất phí”.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông cũng nhấn mạnh, theo quy định, đối với các trường hợp đặc biệt không phải chỉ có Bộ Chính trị quyết là xong, mà Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương lại phải trình Đại hội để xem có nhất trí danh sách giới thiệu để bầu.

Gần 500 phóng viên trong nước và quốc tế tác nghiệp tại Đại hội XIII

Đối với trường hợp đặc biệt về tuổi như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, như Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên từng khẳng định, đây là “hạnh phúc của Đảng và dân tộc”.

“Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói đến giờ này, đây là hạnh phúc của Đảng, của dân tộc chúng ta”, đồng chí Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chính là trung tâm đoàn kết của Ban Chấp hành Trung ương để lãnh đạo thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên Việt Nam đã gặt hái được những thành quả như vậy.

Theo ông Nguyễn Hồng Diên, rõ ràng trong khóa XII, các đồng chí tái cử trong trường hợp đặc biệt, đặc biệt là người đứng đầu của Đảng đã vững vàng đưa đất nước vượt qua khó khăn, gian nguy.

“Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, rất cần những người lão luyện về chính trị, có kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất nước, vượt qua sóng gió, nguy nan”, đồng chí Nguyễn Hồng Diên nêu lý do vì sao Việt Nam rất cần những trường hợp đặc biệt có tài, có đức để tham gia vận hành đất nước hướng đến những kỳ tích mới, vì một Việt Nam hùng cường và một dân tộc thịnh vượng, hạnh phúc.
Thảo luận