Cuộc “xâm lược” của cua ở Na Uy
Vào những năm 70, các nhà khoa học Liên Xô đã vận chuyển cua đến Murmansk và bán đảo Kola như một phần của cuộc thử nghiệm. Theo Ramos, loài cua này không chỉ sống được ở điều kiện mới, mà còn di cư đến lãnh thổ của Na Uy láng giềng đến tận quần đảo Lofoten.
Nhà báo lưu ý rằng hiện nay các loài giáp xác đang tạo ra vấn đề lớn cho ngư dân địa phương vì chúng làm rách lưới bằng càng của mình.
Các nhà bảo vệ môi trường cũng đã đưa ra tuyên bố của mình. Theo họ, những đàn cua lớn ăn trai, động vật thân mềm, sinh vật phù du và các cư dân khác dưới đáy biển, do đó phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái.
Tác giả bài báo đã ví cuộc xâm lược của cua giống như việc Đức chiếm đóng Na Uy trong Thế chiến thứ hai.
“Nhưng ngay cả những cuộc xâm lăng lâu đời này cũng không thể so sánh với cuộc xâm lược của mười triệu con cua Kamchatka, đội quân đỏ của Stalin,” - Ramos kết luận.