Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ chính sách thù địch và không đi quá xa trong cạnh tranh chiến lược

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đáp lại, Bắc Kinh kêu gọi chính quyền Biden từ bỏ các chính sách "xấu xí" của Trump và cảnh báo rằng, việc lấy Trung Quốc làm đối thủ chiến lược sẽ là một đánh giá sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Sputnik

Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã tiến hành các cuộc điện đàm đầu tiên sau khi nhậm chức với các người đồng cấp ở Philippines, Thái Lan và Úc. Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, Bộ trưởng Mỹ cam kết sát cánh cùng với các quốc gia Đông Nam Á đối phó với sức ép từ Trung Quốc ở Biển Đông. Ông tuyên bố Mỹ phản đối yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông vốn vượt khỏi phạm vi được phép theo luật quốc tế. Antony Blinken cũng cam kết bảo vệ Philippines trong trường hợp các lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay của Philippines bị tấn công vũ trang ở khu vực Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông.

Ý kiến chuyên gia: Mỹ dưới thời Biden sẽ duy trì đường lối kiềm chế Trung Quốc

Trong cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai, hai bên tái khẳng định sức mạnh của liên minh quốc phòng Mỹ-Thái Lan và thảo luận về tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau để thúc đẩy sự thịnh vượng chung, an ninh và các giá trị trên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Điều này được nêu trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Bộ Ngoại giao Australia cho biết, ông Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác, bao gồm thông qua các tổ chức và cơ chế đa phương như “bộ Tứ” Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để giải quyết các vấn đề an ninh. Hai bên cũng thảo luận về sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ các ưu tiên chính sách đối ngoại chung của Hoa Kỳ và Australia.

Chính sách của Mỹ chống Trung Quốc

Những cuộc tiếp xúc đầu tiên của chính quyền Biden với các đồng minh thân cận nhất trong khu vực cho thấy rằng, họ sẽ tiếp tục các chính sách của Trump chống Trung Quốc, ví dụ, bằng cách can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ song phương ở Biển Đông, cũng như bằng cách sử dụng liên minh chống Trung Quốc với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ chính sách thù địch và không đi quá xa trong cạnh tranh chiến lược

Ngày 27/1, Tổng thống Mỹ Joseph Biden đã tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Joe Biden cho biết chính quyền của ông cam kết bảo vệ Nhật Bản, bao gồm cả các đảo mà Nhật Bản và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Trước đó vào thứ Bảy tuần trước, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Nobuo Kishi, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tái khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc Điều 5 của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, và Mỹ tiếp tục phản đối bất cứ ý định đơn phương nào nhằm thay đổi thực trạng ở biển Hoa Đông.

Trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds, tân Bộ trưởng Mỹ cũng đưa ra những lời kêu gọi kiềm chế Trung Quốc bằng cách này hay cách khác. Ví dụ, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác quốc phòng của Mỹ với Ấn Độ và Australia nhằm giữ cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”, chống lại “các hành vi độc hại”. Chính những thuật ngữ này thường được các đối tác sử dụng khi xây dựng chiến lược chống Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Andrei Volodin, giáo sư tại Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga, nhận định rằng, tâm lý chống Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong giới chính trị Mỹ:

Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo mới cho Mỹ ngừng thông đồng với phe ly khai ở Đài Loan
“Chính quyền Trump đã đạt được một loại đồng thuận chính trị nội bộ. Chính quyền mới của Mỹ khó có thể cải thiện ít nhiều mối quan hệ với Trung Quốc, ít nhất là trong tương lai gần. Trung Quốc đã là chủ đề ưu tiên dưới thời Trump, và phải thừa nhận rằng, chính quyền của ông đã đạt được mục tiêu của mình. Mỹ định vị Trung Quốc là đối thủ chính của họ. Chính quyền Biden buộc phải hành động trong khuôn khổ sự đồng thuận về Trung Quốc đã hình thành trong chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Trong khi đó, Bắc Kinh kêu gọi Biden từ bỏ các chính sách "xấu xí" chống Trung Quốc của Trump và Pompeo. Tờ China Daily viết rằng, đã đến lúc chấm dứt kỷ nguyên xấu xa của việc “dán nhãn” và cáo buộc Trung Quốc, đã đến lúc viết một chương mới trong lịch sử quan hệ Trung-Mỹ sẽ được đặc trưng bởi sự hợp tác và đối tác cùng có lợi.

Lấy Trung Quốc làm đối thủ chiến lược và kẻ thù tưởng tượng sẽ là một đánh giá sai lầm về mặt chiến lược. Việc phát triển bất kỳ chính sách nào trên cơ sở đó sẽ chỉ dẫn đến những sai lầm chiến lược nghiêm trọng. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã tuyên bố như vậy khi phát biểu tại một diễn đàn trực tuyến về quan hệ Trung-Mỹ. Đại sứ kêu gọi Hoa Kỳ không vượt qua lằn ranh đỏ trong quan hệ với Trung Quốc, và nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẽ không nhượng bộ trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Ông nói rằng, Trung Quốc muốn hợp tác chứ không phải đối đầu. Đại sứ kêu gọi cả hai bên giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại.

Thảo luận