"Các đại sứ quán Nga thì bị chặn như vậy, trong khi các trang giả mạo các đại sứ quán Nga ở nước ngoài, ngược lại, lại nhận được quy chế chính thức. Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian đến các văn phòng mạng xã hội của Mỹ và nền tảng Internet để giải quyết một vấn đề dường như rất sơ đẳng - đó là cấp quy chế chính thức cho các trang chính thức và hơn nữa, không cho phép chúng bị chặn khi chúng không đăng bất kỳ thông tin nào không đúng khuôn khổ pháp luật, thậm chí còn không vượt quá giới hạn thông tin nào đó. Những tài khoản đó chỉ đang làm công việc thông tin bình thường", - bà Zakharova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Crưm 24.
Theo bà, các công ty Mỹ đành phải chứng minh rằng cần phải khóa các trang giả mạo lấy tên của các đại sứ quán, giả danh trang của các cơ quan đại diện nước ngoài của Nga.
“Chúng tôi phải đối mặt với điều này một cách thường xuyên”, - bà Zakharova nhấn mạnh.
Theo bà, chính sách của các công ty mạng xã hội và nền tảng Internet của Mỹ đặc biệt đã vượt ra ngoài và tạo ra một làn sóng chấn động trên toàn thế giới sau vụ chặn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Hiện tại cả thế giới đã biết các mạng xã hội và nền tảng Internet của Mỹ hoạt động như thế nào”, - bà Zakharova nói.