"Một phần của văn hóa": Người Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ cây roi trong nuôi dạy con cái

Tờ South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc sẽ sớm gia nhập danh sách các quốc gia mà cha mẹ bị cấm đánh con cái ở cấp độ pháp luật.
Sputnik

Mặc dù trừng phạt thân thể đã chính thức bị cấm ở CHND Trung Hoa từ năm 1986, nhưng các phương pháp giáo dục tương ứng vẫn khá phổ biến ở nước này, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Nhưng theo Luật nuôi dạy con cái trong gia đình sắp ban hành, cha mẹ sẽ không được dùng sức mạnh thể chất để dạy con cách cư xử nữa. Hiện tại dự thảo Luật đang chờ Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua.

Nương nhẹ cây gậy sẽ làm hư đứa trẻ

Cho đến nay, nhiều gia đình Trung Quốc vẫn phớt lờ Luật năm 1986 với lý do họ đánh trẻ em chỉ vì mục đích giáo dục, tờ South China Morning Post cho biết. Nhiều bậc cha mẹ ở CHND Trung Hoa vẫn tuân thủ nguyên tắc “Nương nhẹ cây gậy sẽ làm hư đứa trẻ” và tin rằng nếu không có sự nghiêm khắc thích đáng thì trẻ em lớn lên có thể hư hỏng.

Bộ trưởng Lao động: Mỗi năm hơn 2.000 vụ bạo hành trẻ em

Gần đây nhất, tháng 1 năm 2020, tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, những người hàng xóm đã khiếu nại với cảnh sát về một người cha đơn thân vì họ nhận thấy những vết bầm tím trên cơ thể con trai ông. Phụ huynh đã thú nhận thái độ tàn nhẫn với cậu bé và hứa rằng sẽ không làm như vậy nữa.

Ngay sau khi chính quyền Trung Quốc thông qua luật mới về giáo dục gia đình, CHND Trung Hoa sẽ trở thành một trong gần 60 quốc gia trên thế giới coi sử dụng bạo lực đối với trẻ em là bất hợp pháp. Ông Jiang Jiehua, Phó giáo sư Viện Pháp luật của Đại học Thượng Hải, nhấn mạnh rằng cha mẹ nên hiểu chúng ta đang nói về mọi hình thức bạo lực, kể cả bạo lực tâm lý - trẻ em không thể bị la mắng hoặc nhốt trong không gian hạn chế để bắt chúng “suy nghĩ về hành vi của mình."

"Một phần của văn hóa": Người Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ cây roi trong nuôi dạy con cái

Trong trường hợp vi phạm, hàng xóm hoặc bản thân đứa trẻ có thể gọi cảnh sát - và khi đó cha mẹ có thể vào tù hoặc mất quyền làm cha mẹ như ở các nước phương Tây, luật sư giải thích.

Khởi tố người bố đánh gãy tay con gái ở Bắc Ninh: ‘Cháu tự ngã’

Tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội

Tờ South China Morning Post cho biết thêm, chủ đề áp dụng hình phạt thân thể đối với trẻ em đã gây ra tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội Trung Quốc. Bài báo liên quan được 470 triệu lượt xem và 30.000 bình luận trên Weibo (mạng xã hội của Trung Quốc, tương tự như Twitter).

“Nuông chiều đứa trẻ chẳng khác nào giết chết nó. Một số trẻ em hư không thể được nuôi dưỡng mà không đánh đập”, một người dùng chia sẻ. Một người khác nói: “Tôi nhớ khi tôi còn nhỏ, lần đầu tiên mẹ cố gắng kiềm chế tôi bằng những luận chứng và lý lẽ, nhưng tôi không nghe và không hiểu mẹ. Nhưng ngay sau khi bà ấy đánh tôi, tôi lập tức cư xử đúng mực”. Tuy nhiên, cũng có những người phản đối phương pháp này: “Đây là quan điểm lỗi thời cho rằng t đứa trẻ sẽ không thể trở thành người tốt nếu cha mẹ không đánh nó. Những người không có lòng kiên nhẫn và cái nhìn đúng đắn về thế giới thì không xứng đáng làm cha mẹ”.
"Một phần của văn hóa": Người Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ cây roi trong nuôi dạy con cái

Nữ cư dân Thượng Hải Zhang Ruiqiu, mẹ của cậu con trai bảy tuổi thú nhận rằng cô biết la mắng hoặc đánh đòn con là sai, nhưng cô không thể kìm chế được sự tức giận khi thấy cậu bé dành nhiều thời gian cho trò chơi điện tử thay vì làm bài tập về nhà hoặc đọc sách.

“Giống như tôi, nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc phải đi làm. Tôi không có nhiều thời gian và sức lực để nuôi dạy đứa con trai nghịch ngợm của mình mà không sử dụng bạo lực thể xác. Thật quá mệt mỏi. Luật mới đưa ra một hướng đi tốt, nhưng tôi nghi ngờ rằng khó có thể áp dụng hiệu quả trong thực tế” - cô Zhang Ruiqiu nói.

Theo Phó giáo sư Jiang Jiehua, sử dụng bạo lực khi nuôi dạy con cái là truyền thống lâu đời trong văn hóa Trung Quốc và vẫn được nhiều người dân nước này làm theo. Do đó, luật mới sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách cư xử của các bậc cha mẹ, nhưng người Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian để làm quen với nếp sống mới này.

Thảo luận