Năm 2020 là năm tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Mỹ trong toàn bộ thời kỳ hậu chiến

Theo Le Monde, năm 2020 là năm suy thoái đầu tiên của nền kinh tế Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và là năm suy thoái kinh tế lớn nhất trong toàn bộ thời kỳ hậu chiến,. Bộ Thương mại Mỹ ước tính GDP của nước này đã giảm 3,5% so với năm 2019.
Sputnik

Các dự báo đã không trở thành sự thật

Quỹ Tiền tệ Quốc tế từng dự đoán rằng Hoa Kỳ sẽ phục hồi sự giàu có trước khủng hoảng vào năm 2021, nhờ tăng trưởng kinh tế 5,1%. Trong khi đó, trong quý 4 năm 2020, do dịch bệnh bùng phát trở lại, do cả nước mất 500 nghìn việc làm trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và giải trí và gây ra một đợt thất nghiệp mới trong tháng 12, nền kinh tế Mỹ đã chỉ phục hồi 4%., tờ Le Monde nhấn mạnh

Mỹ đề xuất gói cứu trợ nền kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD

Nhìn chung, đối với nền kinh tế Mỹ, năm 2020 được đặc trưng bởi "giai đoạn các cú sốc": GDP giảm 31,4% trong quý II và tăng đến 33,4% trong quý III. Tuy nhiên, điều này không đủ để khôi phục số việc làm bị mất: tỷ lệ thất nghiệp trước cuộc khủng hoảng thấp nhất trong 50 năm (3,5%), đã tăng lên 14,8% trong tháng 4 và giảm dần xuống 6,7% vào tháng 11. Tuy nhiên, đến cuối tháng 12, 8,9 triệu việc làm đã biến mất ở nước này.

Kế hoạch trợ cấp xã hội

Kế hoạch tài trợ xã hội quy mô lớn được Quốc hội dưới thời Trump thông qua đã giúp người Mỹ cầm cự trong đại dịch. Nhìn chung, thu nhập thực tế của người Mỹ đã tăng 6% vào năm 2020, nhờ vào các khoản tài trợ lớn, trong khi hai năm trước đó, mức tăng trưởng này là 2,2% và 3,6%. Phần lớn khoản viện trợ này được người Mỹ chuyển sang tiết kiệm, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức trung bình là 16,4%. Trong quý II, sau khi nhận được trợ cấp từ chính phủ liên bang, con số này đã đạt mức kỷ lục 26%, và trong quý cuối năm, khi Quốc hội không thể thỏa thuận về kế hoạch kích cầu mới, con số này lại giảm xuống còn 13,4%.

Có gì trong quan hệ kinh tế thương mại Việt - Mỹ 25 năm qua?

Theo tờ Le Monde, thách thức đối với tân Tổng thống Joe Biden và Cục Dự trữ Liên bang là tránh sai lầm từng xảy ra sau khủng hoảng tài chính năm 2008, khi hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế kết thúc quá nhanh. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã làm mọi điều có thể trong khả năng của mình bằng cách đưa ra lãi suất tái cấp vốn bằng 0 kể từ tháng 4 và dự định tiếp tục chính sách này cho đến khi lạm phát, từng là 1,2% trong năm 2020, không vượt quá 2%.

Trong khi đó, Quốc hội đang thảo luận về kế hoạch hỗ trợ kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD do Tổng thống Joe Biden trình bày. Theo Le Monde, Nhà Trắng đã tận dụng các chỉ số tăng trưởng "đáng xấu số" để bảo vệ ý tưởng của mình.

Thảo luận