Bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư lần 3, Đại hội XIII có vi phạm điều lệ hay không?

Việc quy định nhân sự đặc biệt – việc bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 hoàn toàn là việc của nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là quy định pháp luật và cũng không hề vi phạm Hiến pháp Việt Nam.
Sputnik

Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam “thành công rực rỡ”, theo lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp báo sáng ½, ngay sau khi bế mạc Đại hội. Cũng tại cuộc họp báo này ông đã nói:

“Bây giờ tôi không được khỏe lắm, các đồng chí biết, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành”.

Liên quan tới phát biểu trên, một số nhà phân tích bình luận là “sự thanh minh” cho việc ông tiếp tục làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 3. Dư luận cũng bàn luận sôi nổi về việc này. Có ý kiến còn cho rằng “lời thanh minh” trên “không hợp lý và không thuyết phục”, “vi phạm điều lệ”, thậm chí “vi phạm pháp luật”.

Bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư lần 3, Đại hội XIII có vi phạm điều lệ hay không?

Phóng viên Sputnik đã phỏng vấn một số chuyên gia chính sách đối nội của Việt Nam và tìm hiểu về vấn đề này.

Vấn đề quy định nhân sự của Đảng không liên quan tới pháp luật Việt Nam

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được giữ nguyên qua Đại hội Đảng lần thứ XI và đến nay vẫn còn nguyên hiệu lực, được công bố công khai. Bạn đọc có thể tham khảo theo link.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta đã thành công rất tốt đẹp"

Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới nhất (năm 2013) chỉ quy định những người không được giữ chức vụ đứng đầu cơ quan, tổ chức Nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng .v.v… quá 2 nhiệm kỳ, chứ không có bất kỳ điều khoản nào quy định về số lượng nhiệm kỳ của các chức vụ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Theo Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam thì những nhân sự đặc biệt dù đã quá tuổi nhưng có đủ tín nhiệm, đủ tiêu chuẩn thì vẫn có thể tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư .v.v… Những quy định nhân sự đặc biệt này hoàn toàn là việc của nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là quy định pháp luật và cũng không hề vi phạm Hiến pháp Việt Nam. Do đó, vấn đề quy định nhân sự đặc biệt không hề liên quan đến Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là hoạt động hoàn toàn hợp pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
Bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư lần 3, Đại hội XIII có vi phạm điều lệ hay không?

Đảng Cộng sản Việt Nam tự quy định điều lệ của mình

“Một số nhà phân tích cảm thấy lạ lùng, vì theo họ, phải sửa điều lệ trước rồi mới để cho ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư tiếp. Họ ngạc nhiên là không có sự thay đổi điều lệ, mà Đại hội XIII vẫn bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư lần thứ 3. Họ cho rằng đó là vi phạm điều lệ, chiếu theo Điều 17 của Điều lệ ĐCS Việt Nam. Nhưng họ đã cố ý hoặc tỏ vẻ không biết rằng tại các Hội nghị Trung ương 13,14, và 15 đã có sự nhất trí sửa đổi quy định đó đối với 2 trường hợp đặc biệt””, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

Ông Nguyễn Phú Trọng lên tiếng về sức khỏe, tái đắc cử và bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng bình luận với Sputnik:

“Tại Điều 17 có quy định: “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Tuy nhiên, tại các Hội nghị lần thứ 13, 14 và 15, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã nhất trí sửa đổi quy định đó đối với 2 trường hợp nhân sự đặc biệt tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Việc này không trái với các quy định chung của Điều lệ Đảng”.
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam tự quy định điều lệ của mình, và do đó, cũng có quyền sửa đổi các quy định của mình mà không phụ thuộc hay phải nghe theo ý kiến của bất kỳ ai”, - Chuyên gia chính sách đối nội của Việt Nam Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Thảo luận