Chính quyền mới của Hoa Kỳ cố gắng xây dựng liên minh chống Trung Quốc

Ngay vào những ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của Joe Biden, các thành viên trong ê-kip của ông đã dành không ít thời gian cho các cuộc nói chuyện điện thoại chuyên đề với các đồng nghiệp từ châu Á và châu Âu. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét rằng một trong những từ chính trong các cuộc đối thoại này là «Trung Quốc».
Sputnik

Trong những ngày đầu tiên sau lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã điện đàm với các nhân vật hàng đầu của Canada, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Theo phản ánh của báo chí Nhật Bản, khi trò chuyện với Thủ tướng Yoshihide Suga, Tổng thống Mỹ đã bày tỏ «cam kết kiên định đối với nền quốc phòng Nhật Bản, bao gồm việc áp dụng Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật về quần đảo Senkaku». Điều này cần được hiểu theo cách là nếu như ai đó cố gắng giành lấy những hòn đảo này của Nhật Bản, Hoa Kỳ sẽ đến hỗ trợ nước đồng minh. Ông Joe Biden cũng đã thể hiện tinh thần «mở rộng ngăn chặn», có nghĩa là tân Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tiềm năng để bảo vệ đồng minh.

Ý kiến chuyên gia: Mỹ dưới thời Biden sẽ duy trì đường lối kiềm chế Trung Quốc

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tiến hành cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng của Nhật Bản và Hàn Quốc, các bên cũng nói về yêu cầu cần thiết phải củng cố quan hệ đồng minh trước sự trỗi dậy ngạo mạn của Trung Quốc.

Tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã tổ chức các cuộc điện đàm với những người đồng cấp tại Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Philippines và Thái Lan. Trong cuộc đàm đạo với Ngoại trưởng Philippines Theodore Loksin, Ngoại trưởng Mỹ «nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp ước phòng thủ chung đảm bảo an ninh của cả hai nước và việc áp dụng chính xác các cam kết đối với những cuộc tấn công vũ trang tiềm ẩn nhằm vào lực lượng quân đội Philippines, tàu bè hoặc máy bay của Chính phủ ở Thái Bình Dương, bao gồm vùng Biển Đông». Nói về triển vọng quan hệ Mỹ - Philippines, một số chuyên gia cho rằng sau khi ông R. Duterte rời ghế Tổng thống trong năm nay sẽ xuất hiện những cơ hội mới để củng cố liên minh quân sự của hai nước.

Hội chứng Trung Hoa

Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken nói với các phóng viên: «Không có gì bí mật khi quan hệ giữa Mỹ - Trung đang rất căng thẳng. Có lẽ đây là mối quan hệ quan trọng nhất, phần lớn sẽ quyết định tương lai mà tất cả chúng ta đang sống, và càng ngày những mối quan hệ này càng có thêm một số khía cạnh thù địch».
Hoa Kỳ cử một số hàng không mẫu hạm tấn công đến Biển Đông

Bây giờ đã rõ là chính sách của chính quyền mới khó có thể khác nhiều so với chính sách của ê-kip cũ. Như đang thấy, hai đảng chính của nước Mỹ đã thu xếp được sự đồng thuận về đường lối chính trị với CHND Trung Hoa.

Chính quyền mới đã lập tức đưa ra tuyên bố quan trọng, từ đó định vị rõ ràng hơn lập trường của Nhà Trắng về tình hình Biển Đông.

Cũng là Ngoại trưởng Blinken tuyên bố: «Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông trong chừng mực vượt quá vùng biển mà Trung Quốc được phép yêu sách theo luật quốc tế, như phản ánh trong Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982».

Từ những bước đi mà ê-kip mới của Nhà Trắng đã thực hiện, thấy rõ xu thế tiến tới tạo lập một liên minh, thậm chí có thể là liên minh quân sự, nhằm đối phó với Trung Quốc. Ông Charles Kupchan, chuyên viên khoa học cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nêu ý kiến nhận xét là Tổng thống Mỹ Biden «đã cho người ta hiểu rõ trong chiến dịch tranh cử và sau khi thắng cử, rằng ông thực sự có ý định cố gắng tạo lập mặt trận thống nhất của các đồng minh dân chủ về chính sách với Trung Quốc».

ASEAN muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc

Hơn thế nữa, có thể thấy qua phạm vi những nước mà Biden và các cộng sự trong ê-kip của ông đã đàm phán, liên minh chống Trung Quốc này cần bao gồm cả các nước châu Âu và châu Á. Nhưng trong chuyện này có vướng mắc nhỏ. Ở châu Âu, mặc dù Anh, Pháp, Đức dự định tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông, nhưng lại ít ai thể hiện nguyện vọng sẵn sàng tham gia một liên minh chính thức để chống lại Trung Quốc đang lớn mạnh. Theo dữ liệu từ các cuộc thăm dò gần đây ở 11 nước châu Âu, 60% người châu Âu muốn giữ thái độ trung lập «toạ sơn quan hổ đấu» trong cuộc xung đột Mỹ-Trung.

Washington cho rằng có nhiều khả năng tìm thấy đồng minh trong số các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik thấy dường như đây là sự ngộ nhận. Bất kể mọi xích mích chủ yếu là về vấn đề lãnh thổ giữa Trung Quốc và hàng loạt nước Đông Nam Á, vẫn có nhiều chủ đề thu hút quan tâm chung và cùng có lợi. Còn Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhiều lần nói về sự lưỡng lự của các nước thành viên ASEAN trong việc lựa chọn giữa hai «gã khổng lồ» - Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Liên minh quân sự chống lại ai đó đã là yếu tố từ lâu lỗi thời trong nền chính trị thế giới.

Thảo luận