Xuất siêu kỷ lục, Việt Nam kỳ vọng vào xuất khẩu để có thêm kỳ tích kinh tế

Năm 2020, Việt Nam ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục gần 19,1 tỷ USD. Việt Nam lên vị trí thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất nhập khẩu, vị trí thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế, tạo tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng bứt phá, thiết lập nhiều kỳ tích mới của nền kinh tế Việt Nam.
Sputnik

Bộ Công Thương kỳ vọng, xuất khẩu vẫn tiếp tục là “điểm sáng” của nền kinh tế với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2021 sẽ tăng 4-5% so với năm 2020.

Việt Nam xuất siêu kỷ lục bất chấp đại dịch Covid-19

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 và tháng 1/2021 tiếp tục ghi nhận những con số ấn tượng trong giai đoạn dịch Covid-19 giáng đòn mạnh vào hầu hết các ngành, lĩnh vực, khiến tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm nghiêm trọng.

Việt Nam đứng trước cơ hội vàng sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan trong Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu, hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2020 cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm qua ước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm trước.

Đáng chú ý, trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD (tức mức thặng dư gần 19 tỷ USD) dù vấp phải hàng loạt những khó khăn liên quan đến hạn chế đi lại, trao đổi trong giai đoạn dịch bệnh do coronavirus gây ra diễn biến phức tạp. Với mức

Trong khi đó, nhập khẩu được thống kê ở mức 262,70 tỷ USD, tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD. Những con số ấn tượng này cho thấy hoạt động của nền kinh tế Việt Nam trong năm “cả thế giới lao đao vì đại dịch Covid-19” không bị đứt gãy với những nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chuỗi cung ứng, tạo tiền đề quan trọng bước vào thực hiện kế hoạch chung năm 2021 với những kỳ vọng tăng trưởng mới.

Trước đó, trong báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, năm 2020 cũng ghi nhận nỗ lực mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu.

“Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%, nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016”, báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho biết.

Bộ Công Thương có báo cáo nêu bật quy mô nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được mở rộng. Theo đó, số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam có thể gặp những thách thức gì trong năm 2021?

Dẫn chứng so sánh cụ thể, Bộ Công Thương cho hay, năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2016 tăng lên thành 25 mặt hàng với tỷ trọng chiếm khoảng 88,7%.

Đến năm 2020, Việt Nam đã có 31 mặt hàng trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là những đấu hiệu hết sức đáng mừng.

Đáng lưu ý, trong khi mọi hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, các quốc gia nhập khẩu ngày càng siết chặt rào cản phí thuế quan, bảo hộ mậu dịch gia tăng, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất nhập khẩu. Cùng với đó, Việt Nam cũng đứng vị trí thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế, tạo đà tăng trưởng bứt phá cho hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn sắp tới.

Xuất nhập khẩu tháng 1/2021 ước đạt 54,1 tỷ USD

Căn cứ vào số liệu mà Tổng Cục Hải quan vừa công bố cho thấy, trong tháng 1/2021 này, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 54,1 tỷ USD, giảm 2,6% so với tháng trước (12/2020).

Kinh tế Việt Nam bứt phá sau 14 năm gia nhập WTO

Báo cáo của Tổng Cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,7 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng 12/2020 và tăng 50,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số này, có một số nhóm hàng đạt kết quả ấn tượng là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, đạt 9,7 tỷ USD, công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 15,6 tỷ USD, nông, lâm sản đạt 1,8 tỷ USD. Đặc biệt, các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản…đều duy trì mức tăng từ 15 đến 111% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, theo số liệu công bố cho thấy, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như dầu thô xuất khẩu trong tháng 1/2021 ước tính là 356 nghìn tấn, tăng 35,4% và trị giá là 135 triệu USD tăng 34% so với tháng 12/2020. Tuy nhiên, so với tháng 1/2020, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính trong tháng này giảm 11,5% về lượng và trị giá ước tính giảm 33,9%.

Xuất khẩu quặng các loại trong tháng 1/2021 ước tính là 270 nghìn tấn, giảm 24,8% và trị giá là 13 triệu USD giảm 30,2% so với tháng 12/2020. So với tháng 1/2020, lượng quặng xuất khẩu ước tính trong tháng này tăng 23,5% về lượng và trị giá ước tính giảm 23%.

Xuất siêu kỷ lục, Việt Nam kỳ vọng vào xuất khẩu để có thêm kỳ tích kinh tế

Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 26,4 tỷ USD, giảm 5,4%. So với cùng kỳ năm 2020 vừa qua, trị giá xuất khẩu của Việt Nam tăng 41% và trị giá nhập khẩu tăng 45,7%.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trong tháng 1/2021 này là xăng dầu các loại (ước tính là 780 nghìn tấn, giảm 3,4% so với tháng trước và trị giá là 363 triệu USD, giảm 5,5%). Như vậy, lượng xăng dầu nhập khẩu trong tháng 1/2021 ước tính tăng 3,5% về lượng và giảm 22,6% về trị giá so với tháng 1/2020.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, sắt thép các loại, ô tô nguyên chiếc…, ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 1/2021 là 5,8 tỷ USD, giảm 9,3% so với tháng trước và tăng 37% so với tháng 1/2020.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 1/2020 ước tính thặng dư 100 triệu USD. Đồng thời, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 1/1/2021 đến hết 31/1/2021 đạt 30.398 tỷ đồng, đạt 9,7% dự toán, đạt 9,2% chỉ tiêu phấn đấu. Đây được đánh giá là những tín hiệu tích cực trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại.

Việt Nam xuất nhiều hàng hóa nhất sang Hoa Kỳ và nhập nhiều nhất từ Trung Quốc

Theo số liệu công bố của Tổng Cục Thống kê cho thấy, tính cả năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Riêng tháng 1/2021 này, Mỹ vẫn là quốc gia điểm đến lớn nhất mà hàng hóa Việt Nam hướng tới.

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Bộ Công Thương cũng cho biết, năm 2020, Việt Nam chủ yếu xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD), EU (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD).

Trong tháng 1/2021 này, Tổng Cục Thống kê công bố số liệu cho thấy, trong tháng 1 vừa qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 7,5 tỷ USD, tăng 57,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là Trung Quốc đạt 5,8 tỷ USD, tăng 111,6%, thị trường EU đạt 2,8 tỷ USD, tăng 14,8%, thị trường ASEAN đạt 2,3 tỷ USD, tăng 31,9%, Nhật Bản đạt 1,9 tỷ USD, tăng 22,7%, Hàn Quốc đạt 1,7 tỷ USD, tăng 24,2%.

Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Tổng Cục Hải quan cho biết, năm 2020, Việt Nam chi 84,2 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng 8,75 tỷ USD so với năm 2019, tương đương 11,6%.

Cơ quan này cũng cho thấy, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng gần 7,5 tỷ USD so với năm 2019, tương đương hơn 18%. Như vậy mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc vẫn còn rất lớn khi con số nhập siêu lên đến 35,3 tỷ USD.

Tháng 1/2021, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 9,6 tỷ USD, tăng 72,7% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam kỳ vọng nhiều vào xuất khẩu

“Trong nguy có cơ”, trong khó khăn, thách thức, có cơ hội, giải pháp, Việt Nam đã tích lũy được bài học kinh nghiệm ứng phó với tình huống, yếu tố bất lợi trong cơn đại dịch do coronavirus năm 2020 vừa qua để tiếp tục phát huy những thế mạnh sẵn có, đưa xuất khẩu đạt nhiều kỳ tích mới.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Trần Thanh Hải cho biết, thời gian qua chuỗi cung ứng quốc tế bị đứt gãy do dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam – nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới trong thời đại dịch

Tuy nhiên, cũng từ chính những thách thức, khó khăn phát sinh vì dịch bệnh, nhiều giải pháp nhằm khơi thông các thị trường đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam áp dụng, như tăng cường xúc tiến thương mại trực tuyến, tìm đối tác mới, nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào kết hợp với tìm đầu ra cho sản phẩm trong nước.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Thanh Hải, một số đơn vị đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, chuyển một phần sang sản xuất các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch, nhất là khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ y tế cung cấp cho các thị trường nơi có điểm nóng dịch coronavirus bùng phát mạnh như Hoa Kỳ, EU…

Đối với bản thân chính các doanh nghiệp cũng ý thức rõ được tình hình kinh doanh, sản xuất khó khăn trong giai đoạn hiện nay, do đó, việc duy trì sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu, nhất là với nhóm hàng hóa chủ lực như điện thoại và linh kiện, hàng điện tử, máy tính, da giày, dệt may, gỗ, cơ khí, gạo, các mặt hàng nông sản... tiếp tục được các doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên.

Trong đó, đáng chú ý là mặt hàng gạo vốn là điểm sáng của xuất khẩu nông sản năm 2020 đang đứng trước cơ hội tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhờ điều kiện thuận lợi về sức cầu trên thế giới vẫn duy trì ở mức khá cao. Đồng thời, chất lượng gạo của Việt Nam cũng đang được cải thiện đáng kể, được đánh giá là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới.

Về vấn đề xuất khẩu gạo của Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, mặc dù lượng gạo xuất khẩu hiện trong xu thế giảm nhưng tổng giá trị thu về vẫn tăng do chất lượng gạo của Việt Nam tăng.

Trong năm 2021 này, dự báo, nhờ có các FTA, đại dịch Covid-19 cũng làm tăng nhu cầu dự trữ lương thực nói chung, trong nước chú trọng tăng chất lượng cũng sẽ là những nguyên nhân, động lực giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Năm 2021, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2020 và cán cân thương mại tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, để đạt mục tiêu trên, Bộ Công Thương xác định thể chế là khâu đột phá quan trọng, trong đó lưu ý tới hoàn thiện hệ thống thể chế xử lý, ứng phó với các vấn đề mới chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, phòng vệ thương mại và những tác động của dịch Covid-19 với cấu trúc chuỗi cung ứng.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới

Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung tái cơ cấu qua việc đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nền kinh tế nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh, phát triển các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số như thương mại điện tử và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam.

Đối với tình hình xuất khẩu năm 2021, ông Lê Huy Khôi, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) dự báo, hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến có thể đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô xuất khẩu.

Còn bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, chương trình xúc tiến thương mại sẽ hướng đến thị trường mục tiêu là đối tác tham gia FTA, từ đó khai thác tiềm năng, sức mua cao của từng quốc gia thành viên. Một số chương trình xúc tiến sẽ được tổ chức theo chuỗi sự kiện quy mô lớn, kết hợp với hội chợ triển lãm nhằm tăng cường kết nối, giới thiệu sản phẩm.

Cùng với diễn biến thực tế và sự nỗ lực của cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam hy vọng mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng 4-5% so với năm 2020 như Bộ Công Thương kỳ vọng.

Không bỏ quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài nhận định, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhờ vào “điểm sáng” là xuất khẩu. Tuy nhiên cũng không được bỏ quên thị trường nội địa.

“Việt Nam chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, xuất siêu đạt mức kỷ lục trong năm 2020 sẽ góp phần giúp cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế dương, làm cho đồng tiền Việt Nam ổn định hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vừa phải coi trọng xuất khẩu, nhưng không được bỏ quên thị trường nội địa”, GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Theo GS. Nguyễn Mại, thị trường nội địa của Việt Nam cũng xấp xỉ 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Với thị trường nội địa như vậy cũng là một thị trường rất lớn, trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế

Thảo luận