Ấn Độ đệ đơn kiện Greta Thunberg vì tội kích động biểu tình

Cảnh sát ở Delhi đã đệ đơn kiện nhà hoạt động sinh thái Greta Thunberg sau những bài đăng trên Twitter của cô, được coi là sự can thiệp không thể chấp nhận được của nước ngoài vào công việc nội bộ.
Sputnik

Nhà hoạt động sinh thái người Thụy Điển Greta Thunberg đã khiến chính quyền Ấn Độ phẫn nộ với các bài viết của cô trên mạng xã hội.

Cảnh sát Delhi hôm thứ Năm đã mở một vụ án chống lại Greta Thunberg, theo Breitbart đưa tin, cô đã bị buộc tội thực hiện sự "can thiệp của nước ngoài" một cách không thể chấp nhận được vào những vấn đề mà chính quyền cho rằng hoàn toàn là chuyện nội bộ của Ấn Độ.

Làm thế nào để kêu gọi các cuộc biểu tình?

Greta Thunberg phản đối nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam
Cảnh sát và các công tố viên đã chú ý đến Thunberg sau khi cô đăng một bài mô tả chi tiết “các bài đăng được đề xuất” và lời khuyên liên quan đến việc đưa tin về các cuộc bạo động ở Ấn Độ. Và mặc dù cô nhanh chóng gỡ bỏ bài viết gây tranh cãi, nhưng đối với giới quan sát, đó là tín hiệu cho thấy Thunberg đang nhận được chỉ thị từ bên ngoài về lập trường ủng hộ liên quan đến các cuộc biểu tình, Breitbart viết.

Đặc biệt, "sổ tay" do Thunberg công bố đã khuyến nghị đăng lại và gắn thẻ những người nổi tiếng khác viết về chủ đề này trên Twitter, bao gồm cả ngôi sao nhạc pop Rihanna.

Trước đó, Rihanna đăng trên Twitter lời kêu gọi độc giả với câu hỏi: "Tại sao chúng ta không nói về điều này?!" - và đăng một liên kết đến một báo cáo của CNN cho rằng chính quyền Ấn Độ bị cho là cố tình chặn các dịch vụ Internet ở những nơi đang diễn ra các cuộc biểu tình.

Đáp lại, các quan chức chính phủ, những người nổi tiếng và Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã đưa ra những lời kêu gọi lên án những kẻ "bên ngoài",  "đang cố gắng chia rẽ đất nước". Bộ này chỉ trích gay gắt những "công dân nước ngoài" đăng thông tin thiên vị lên mạng xã hội nhưng không đề cập đến nhân thân của mình, bài báo viết.

Ấn Độ đệ đơn kiện Greta Thunberg vì tội kích động biểu tình

Các cuộc biểu tình của nông dân ở Ấn Độ

Trước đó, hàng chục nghìn nông dân đã tụ tập ở ngoại ô thủ đô Ấn Độ phản đối luật nông nghiệp mới, vì lo ngại  cuộc cải cách này sẽ dẫn đến việc họ sẽ "trở nên nghèo hơn và rơi vào tay các tập đoàn". Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố những luật này là cần thiết để hiện đại hóa nền nông nghiệp đất nước, bài báo giải thích.

Mặc dù các cuộc biểu tình bắt đầu trong hòa bình, nhưng sau đó chúng đã leo thang thành bạo loạn và đụng độ bạo lực với cảnh sát. Hậu quả là hàng trăm cảnh sát bị thương và một người biểu tình thiệt mạng.

Thảo luận