Nhân viên các bệnh viện và trường đại học tham gia phong trào bất tuân dân sự ở Myanmar

Nhân viên tại hơn 100 cơ sở khắp đất nước Myanmar đã đình công để phản đối việc quân đội đảo chính ở nước này. Điều này được nêu trong bản tuyên bố đăng hôm thứ Năm trên trang Facebook của Phong trào Bất tuân Dân sự Myanmar.
Sputnik

Trong ba ngày qua, nhân viên của hơn một trăm bệnh viện và cơ sở y tế, các tổ chức học sinh, sinh viên và thanh niên, cũng như nhân viên của một số cơ quan, bao gồm cả các đơn vị của dịch vụ dân sự Myanmar bắt đầu tham gia Phong trào bất tuân dân sự  để phản đối việc quân đội đảo chính, theo thông báo của Phong trào trên trang Facebook.

Bác sĩ, giảng viên và sinh viên đại học

Hôm thứ Tư, quản trị viên của trang này đã thông báo về 70 nhóm ở 30 thành phố và thị trấn đã tham gia Phong trào trong ngày đầu tiên tồn tại.

"Trong ba ngày qua, hơn một trăm nhóm từ 70 thành phố và thị trấn của đất nước đã tham gia Phong trào", - quản trị viên của trang này cho biết. Trang này vẫn có thể được truy cập mặc dù bị chính quyền quân sự chặn tín hiệu Facebook và không thể mở một số tài khoản Facebook của những người chống đối chính quyền quân sự.

Trang Phong trào tiếp tục đăng bản sao và bản scan của những tuyên bố do các nhóm tham gia Phong trào đưa ra. Ngoài các bác sĩ đã khởi xướng chiến dịch bất tuân và đình công, mà trong thời gian đó họ vẫn cung cấp các dịch vụ y tế khẩn cấp nhưng không làm bất kỳ công việc nào khác, còn có nhiều nhân viên của các ngành khác cũng đã tham gia vào Phong trào.

Facebook bị chặn ở Myanmar

Trong số các thành viên của Phong trào có Liên đoàn Giáo viên toàn Myanmar, Liên minh giáo viên trường trung học cơ sở, Liên đoàn Giáo viên Đại học Thượng Miến và Hạ Miến (miền bắc và miền nam của đất nước), Liên đoàn các trường kỹ thuật, Liên minh các cơ sở giáo dục tư nhân và những tổ chức khác.

"Phong trào Bất tuân dân sự của chúng tôi đã trở nên nổi tiếng thế giới. Những người ủng hộ dân chủ trong và ngoài nước là vì chúng tôi. Trận chiến này có thể kéo dài. Nó có thể khó khăn. Cả nước hãy đoàn kết!" - thông báo của quản trị viên trang Phong trào cho biết.

Để minh họa cho bài đăng, trang này giới thiệu một đoạn video về cuộc biểu tình diễn ra vào sáng thứ Năm tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, nơi hơn 20 người biểu tình phản đối cuộc đảo chính của quân đội. Ba người tham gia biểu tình đã bị bắt, theo các hãng tin quốc tế có văn phòng tại Myanmar.

Xoong chảo là tiếng nói người dân

Một trang Facebook có thể truy cập khác là tài khoản của Kyi Toe, người đứng đầu ủy ban lâm thời của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đăng những bức ảnh và đoạn video lịch sử về các cuộc biểu tình lớn chống lại chính quyền quân sự trong thời kỳ quân đội cai trị liên tục (1962 -2010). Kyi Toe kêu gọi cử tri liên lạc với các nghị sĩ mà họ đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 và yêu cầu họ ký vào kháng cáo yêu cầu ngay lập tức triệu tập phiên họp quốc hội khóa mới.

Kyi Toe cũng kêu gọi người dân tiếp tục các hành động bất tuân dưới dạng đập nồi niêu xoong chảo và bóp còi xe. Các hành động như vậy đã được tổ chức hai lần tại Yangon, thành phố lớn nhất của đất nước, và tại những thành phố khác. Đại diện của NLD đăng bức vẽ hoạt hình về những người ở các độ tuổi khác nhau đập chảo, với chú thích "Hôm nay chảo là tiếng nói của người dân”.

Tình hình Myanmar căng thẳng, Mytel và VNG của Việt Nam đang làm ăn ra sao ở quốc gia này?

Ngoài ra, trên trang này có hình vẽ kiểu chào bằng cách giơ ba ngón tay trong bộ phim Đấu trường Sinh tử (The Hunger Games) của Hollywood đã trở thành một đặc điểm nổi bật của các cuộc biểu tình mạnh mẽ chống chính phủ tại Thái Lan, những người phản đối đường lối chính trị của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, mà phe đối lập coi là sự tiếp nối trực tiếp của chính quyền quân sự dưới sự lãnh đạo của vị tướng này, người đã cai trị đất nước vào năm 2014-2019. Kiểu chào bằng ba ngón tay cũng như dải ruy băng đỏ trên ngực (màu cờ của đảng NLD), bắt đầu xuất hiện vào thứ Ba và thứ Tư trên mạng xã hội trong tài khoản của các nhà hoạt động Phong trào Bất tuân Dân sự.

Điều gì đã xảy ra ở Myanmar?

Sáng ngày 1 tháng 2, vài giờ trước khi khai mạc phiên họp đầu tiên của quốc hội khóa mới được bầu trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11, quân đội Myanmar, mà phía này trước đó đã cáo buộc Ủy ban Bầu cử Quốc gia và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) có gian lận trong cuộc bầu cử, bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, bao gồm Tổng thống Win Myint và Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, người từng được trao giải Nobel. Đồng thời, các thành viên của chính phủ và các quan chức cấp cao của chính phủ là đảng viên NLD hoặc có liên hệ với đảng này đã bị bắt giữ.

Vào ngày 1 tháng 2, quân đội cam kết thực hiện "hệ thống dân chủ đa đảng phát triển có kỷ luật thực sự" và hứa sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới công bằng và dân chủ "sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp". Quân đội Myanmar đã tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp trong vòng một năm.

Thảo luận