Quân đội CHND Trung Hoa: Việc tàu chiến Mỹ đi qua biển Đông làm suy yếu sự ổn định khu vực

Việc một tàu khu trục Mỹ đi lại gần quần đảo Tây Sa (tên tiếng Trung của quần đảo Hoàng Sa) phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông, theo Thượng tá Tian Junli, phát ngôn viên quân khu Nam, Bộ tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói vào hôm thứ Sáu.
Sputnik
"Những hành động này của quân đội Mỹ là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh Trung Quốc, phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực, cố tình vi phạm bầu không khí hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở biển Đông", - Đài truyền hình trung ương Trung Quốc dẫn lời Tian Junli.

Tự do hàng hải ở biển Đông

Trước đó, dịch vụ báo chí Hạm đội 7 Mỹ đưa tin, ngày 5 tháng Hai tàu khu trục John McCain của Mỹ đã có chuyến đi tại vùng biển Đông, qua quần đảo Hoàng Sa - đối tượng tranh chấp lãnh thổ giữa CHND Trung Hoa và Việt Nam cùng một số nước Đông Nam Á.

Hải quân Mỹ cho biết, cuộc điều động này được thực hiện như một phần trong việc đảm bảo quyền tự do hàng hải tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế. Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ quyền tự do hàng hải, thượng tôn pháp luật quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Mỹ nói “coi trọng” Hà Nội, giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải ở Biển Đông

Trước đó một ngày, tàu khu trục John McCain Hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan. Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về vấn đề này.

Đây là xung đột đầu tiên như vậy giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ được công chúng chú ý kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhậm chức.

Ngày 27/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Teodoro Loksin đã lưu ý Washington bác bỏ các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh đối với biển Đông, vượt ra ngoài Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Blinken tuyên bố ủng hộ các nước Đông Nam Á "trước sức ép từ Trung Quốc."

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo.

Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.

Thảo luận