Cuộc chiến giữa Ả Rập Xê Út và Nga: ai sẽ người chiếm lĩnh thị trường dầu mỏ Trung Quốc

Năm ngoái, Ả Rập Xê-út đã cung cấp gần 85 triệu tấn dầu thô cho CHND Trung Hoa, đã giảm giá và vượt trước Nga, nước cung cấp cho Trung Quốc 83,5 triệu tấn dầu. Các nhà xuất khẩu khác - Iraq, Brazil, Angola - cũng đang “nối gót” Matxcơva. Ngay cả Hoa Kỳ, bất chấp xung đột kinh tế, cũng đang tích cực gia tăng thương mại.
Sputnik

Tình hình này ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Nga tới mức nào?

Cuộc chiến giá dầu mỏ

Ả Rập Xê Út và Nga là hai nhà sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất, đang cạnh tranh khi được khi thua. Lần này, Vương quốc đã hành động bán phá giá để cạnh tranh.

"Sau khi Matxcơva từ chối gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tại cuộc họp OPEC + mùa xuân, Ả Rập Xê Út đã út chiết khấu giá cực mạnh với khách hàng tại các khu vực, bao gồm cả Trung Quốc. Bắc Kinh ngay lập tức tận dụng lợi thế này",  - chuyên gia Irina Aydrus, phó giáo sư tại Khoa kinh tế thế giới và kinh doanh của Đại học RUDN, cho biết.

Đương nhiên, xuất khẩu của Nga đã giảm 7,5% so với năm 2019. Còn xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê-út đã tăng gần 2% và đạt mức trước khủng hoảng. Mọi người đang cố gắng giành lấy “miếng bánh ngon” trên thị trường dầu mỏ Trung Quốc vì nước này là nhà nhập khẩu lớn nhất, chiếm hơn 13% lượng tiêu thụ toàn cầu. Trong một năm, 542,4 triệu tấn dầu thô (10,85 triệu thùng/ngày) đã được cung cấp cho Trung Quốc. Bất chấp đại dịch, nhập khẩu vẫn tăng 7,6%.

Năng lượng xanh làm dầu bị suy yếu: liệu thị trường vàng đen có bị sụp đổ hay không?

"Nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi với tốc độ khá cao, và nhu cầu về nhiên liệu sẽ tiếp tục tăng. Thời gian tới Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động bốn nhà máy lọc dầu với tổng công suất hơn một triệu thùng/ngày. Dân số Trung Quốc vẫn tăng và sắp lên tới 1 tỷ 500 triệu người, - chuyên gia Oleg Kalenov, phó giáo sư tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov nhận xét. - Do đó, tiêu thụ dầu ở Trung Quốc cũng đang tăng lên. Một phần đáng kể dầu mỏ dùng để sản xuất nhựa".

Ngoài ra, theo thỏa thuận thương mại với Washington, Bắc Kinh đã cam kết bổ sung nhập khẩu năng lượng gần 34 tỷ USD trong năm 2021 - gấp đôi so với năm 2020, chuyên gia Irina Aydrus nhắc nhở.

Tăng cường xuất khẩu sang châu Á

Nhà xuất khẩu dầu lớn thứ ba cho CHND Trung Hoa là Iraq. Xuất khẩu dầu của Iraq sang Trung Quốc đã tăng mạnh trong bối cả 3-h thị phần của Venezuela giảm 16% xuống còn 60,12 triệu tấn do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Ở vị trí thứ 4 là Brazil với 42 triệu tấn, Angola đứng thứ 5.

Bất chấp các xung đột chính trị và kinh tế, Mỹ đã tăng gấp ba lần lượng xuất khẩu dầu cho Trung Quốc đến 19,76 triệu tấn.

"Tuy nhiên, dầu của Nga vẫn rẻ hơn đối với Trung Quốc nhờ đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương và các cảng biển gần các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc", - ông Oleg Kalenov giải thích.

Nhìn chung, các nhà kinh tế không nhận thấy bất kỳ rủi ro lớn nào đối với Nga trên thị trường Trung Quốc. Ngay cả những nhà xuất khẩu táo bạo của Vương quốc Ả Rập Xê Út cũng không thể chiếm lĩnh thị phần này.

"Ả Rập Xê Út chỉ đạt được lợi thế tạm thời về khối lượng cung ứng, chứ không phải về tổng doanh thu. Lợi thế tạm thời đạt được chủ yếu nhờ bán phá giá. Nga cũng có thể giảm giá và nhờ đó giảm chênh lệch. Nhưng, khi đó kho bạc sẽ nhận được ít lợi nhuận hơn” - ông Pyotr Pushkarev, nhà phân tích hàng đầu tại TeleTrade cho biết.

Ông lưu ý rằng, ngân sách của Ả Rập Xê Út vốn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, nhiều hơn ngân sách của Nga. Điều quan trọng đối với Riyadh là duy trì hoặc mở rộng thị phần của mình trong năm khủng hoảng. Do đó họ hành động bán phá giá.

Tuy nhiên, doanh thu của Nga đã sụt giảm ngay cả khi không có chiết khấu. Từ tháng 1 đến tháng 11 - giảm gần 41%, chỉ đạt 66,4 tỷ USD. Đây là dữ liệu của Dịch vụ Hải quan Liên bang Nga. Chuyên gia Irina Aydrus cho biết, đây là hậu quả của việc sụt giảm nguồn cung cấp và chi phí xuất khẩu hydrocacbon.

Đồng thời, vào mùa thu, tỷ lệ thu ngân sách từ dầu khí đã giảm gần 14%, xuống còn 29,3% - mức thấp chưa từng có. Tuy nhiên, nhiệm vụ giảm phụ thuộc vào dầu mỏ vẫn còn cấp bách.

Truyền thông: Điều chưa từng có kể từ năm 1930 – khai thác dầu ở Mỹ thấp kỷ lục

Việc sản xuất và bán nhiên liệu hydrocacbon mang lại lợi nhuận rất cao ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng. Do đó, các lĩnh vực không liên quan đến tài nguyên thiên nhiên không quá hấp dẫn để đầu tư. Các nhà kinh tế nói rằng, sự mất cân bằng có thể được loại bỏ bằng cách tăng thuế đối với ngành dầu khí và phân phối lại thu nhập.

Nguồn thu từ dầu mỏ

Vào năm 2020, Nga đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhờ dự trữ ngoại hối cao, Ngân hàng Nhà nước thậm chí đã mua thêm được 40,5 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối.

"Lợi nhuận của các công ty dầu mỏ Nga tính bằng đồng rúp do tỷ giá hối đoái suy yếu và giá xăng dầu trên thị trường nội địa không thay đổi nhưng vẫn khá cao đã giúp duy trì giá dầu xuất khẩu. Nhưng, chúng tôi đã giảm một chút sản lượng dầu", - ông Pushkarev giải thích.

Hiện tại đã hết thời gian giảm giá. Các chuyên gia bày tỏ lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu thô. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, giá dầu sẽ đạt mức trung bình 50 USD/thùng trong năm nay, tăng 20% ​​so với năm ngoái.

Tuy nhiên, các nhà phân tích không coi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường dầu mỏ là nguy hiểm đối với Nga. Đối với các nhà xuất khẩu Nga, châu Á đã từ lâu là một khu vực thương mại ổn định. Hơn nữa, trong vòng 5 đến 7 năm tới, các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ có thể tăng nguồn cung dầu thêm nữa vì hai nước này không vội chuyển sang năng lượng xanh. Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc và Ấn Độ luôn ở mức cao.

Ngoài ra, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự kiến giảm, vì chính quyền mới đã cấm các dự án dầu khí đá phiến mới trên các vùng đất liên bang. Rõ ràng, các công ty đá phiến không được phép phát triển như đã từng có dưới thời Donald Trump. Điều này có nghĩa là lượng lớn dầu thô sẽ vẫn được bán trên thị trường nội địa.

Thảo luận