Lây nhiễm kép COVID: Có thể như vậy chăng?

Các nhà khoa học giả thiết rằng hai biến thể của coronavirus có thể xuất hiện cùng lúc trong cơ thể một người. Liệu tình huống đó có nguy hiểm hay không? Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Alexandr Butenko chuyên gia virus học của Trung tâm Gamaleya giải đáp câu hỏi này.
Sputnik

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 nổi bật bởi tốc độ đột biến tăng nhanh, vì vậy đã phát hiện các dạng biến thể của nó ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà virus học của Trung tâm Gamaleya Alexaner Butenko lưu ý rằng điều này có thể dẫn đến những tình huống cực kỳ bất thường, khi một người có thể bị nhiễm đồng thời cả hai biến thể của coronavirus.

Giám đốc Trung tâm Gamaleya lý giải vì sao không phải tất cả các thành viên trong gia đình đều bị nhiễm coronavirus
«Đã công bố những quan sát đáng chú ý, rằng trong cơ thể của một người có thể hiện hữu hai biến thể khác nhau của coronavirus. Đó hoặc là những đột biến tự thân xảy ra trong quá trình bệnh, hoặc một người đã bị nhiễm cả hai biến thể», - chuyên gia virus học nói.

Theo lời ông, hiện thời vẫn chưa hoàn toàn rõ là sự tồn tại gần nhau của các biến thể coronavirus khác nhau trong cùng một cơ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến diễn biến bệnh và nói chung liệu có ảnh hưởng hay không.

«Cho đến nay chỉ có suy đoán chứ chưa có bằng chứng cho thấy virus đã biến đổi có thể gây ra tiến trình bệnh nặng hơn hoặc nhẹ hơn, hoặc là các biến thể mới lây lan nhanh hơn. Những kiểu gen mới này hiện tại vẫn phù hợp với cùng một loại virus SARS-CoV-2», - chuyên gia cho biết.

Bảo vệ mình như thế nào để tránh nhiễm coronavirus?

«Hiện tại, loại coronavirus đa dạng đã phát hiện này không gây ra tình trạng nguy hiểm đối với đà lây lan bệnh và tiềm năng của vaccine chế xuất hồi năm ngoái. Hiện chưa ảnh hưởng gì đến hiệu quả tiêm chủng. Tin rằng vaccine có thể bảo vệ chống lại tất cả các biến thể của virus mà chúng ta biết», - ông Alexandr Butenko kết luận.
Thảo luận