Liệu Hạm đội I của Hải quân Hoa Kỳ có bám trụ sát gần bờ biển Việt Nam?

Hồi cuối năm ngoái, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Kenneth Braithwaite đã nêu đề xuất rằng Hạm đội I của Mỹ có thể được tái lập. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nêu ý kiến phân tích khả năng này.
Sputnik

Những con tàu của «Chiến tranh Lạnh»

Hạm đội thứ nhất của Hải quân Hoa Kỳ từng hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương từ năm 1947 đến năm 1973. Đó là những năm tháng in đậm dấu mốc chiến thắng khải hoàn của phong trào giải phóng các dân tộc châu Á: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập năm 1947, Miến Điện năm 1948, Malaysia năm 1957, và năm 1971 thành lập Bangladesh. Những sự kiện như vậy không theo ý muốn của Hoa Kỳ. Suốt thời gian này tàu chiến Mỹ luôn lượn lờ, sẵn sàng can thiệp vào diễn biến sự kiện nếu có dịp can thiệp vào cuộc đấu tranh giải phóng. Trong thời kỳ Mỹ xâm lược Việt Nam, Hạm đội I đóng vai trò giống như đội quân dự bị, còn chủ lực chống lại quân dân Việt Nam là Hạm đội VII. Nhìn chung, Hạm đội I không hoàn thành «công trạng» gì đáng chú ý và Hoa Kỳ giải thể Hạm đội này vào năm 1973. 

Liệu Hạm đội I của Hải quân Hoa Kỳ có bám trụ sát gần bờ biển Việt Nam?

Hiện nay, có bảy hạm đội trong thành phần Hải quân Hoa Kỳ. Hạm đội VII vẫn như trước đóng căn cứ tại Nhật Bản và hoạt động từ bờ biển của «đất nước Mặt trời mọc» cho đến biên giới Ấn Độ - Pakistan. Hạm đội III có phạm vi trách nhiệm từ San Diego đến Bờ Tây Hoa Kỳ. Hạm đội IV «bao quát» Nam Mỹ, Hạm đội V thực hiện các chiến dịch ở Trung Đông, Hạm đội VI - xung quanh châu Âu và châu Phi, còn Hạm đội II có nhiệm vụ đối chọi với Nga ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực. Hạm đội X đảm trách các chiến dịch không gian mạng, và do vậy không có tàu. Tại sao với lực lượng đủ đa dạng hùng hậu như vậy, người Mỹ còn cần thêm một hạm đội nữa? 

Liệu Hạm đội I của Hải quân Hoa Kỳ có bám trụ sát gần bờ biển Việt Nam?

Giải đáp rất rõ ràng: Để đối đầu với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite cũng đã nói như vậy khi trình bày sáng kiến ​​của mình với các nhà quân sự và chính trị gia Hoa Kỳ: «Người Trung Quốc đang thể hiện sự hung hăng ngang ngược của họ trên khắp thế giới». Hạm đội I sẽ phải giúp Hạm đội VII duy trì quan hệ đồng minh với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Tất cả điều này là theo tinh thần của khái niệm «Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cởi mở và tự do». Khái niệm do ê-kip của Donald Trump nêu ra, nhưng Tổng thống Joe Biden không định từ bỏ. Theo những báo cáo gần đây, tân chủ nhân Nhà Trắng dự kiến tổ chức cuộc họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - là các nước hình thành hiệp hội quốc phòng không chính thức QUAD. 

Liệu Hạm đội I của Hải quân Hoa Kỳ có bám trụ sát gần bờ biển Việt Nam?

Trong bối cảnh hôm nay, khi Nhà Trắng không hài lòng với việc phái quân sự lên nắm quyền ở Myanmar, hẳn sẽ tìm thấy những người tiếc rằng không có tàu chiến Mỹ hiện diện ở biển Adaman.

Ai muốn tiếp nhận Hạm đội I của Hải quân Hoa Kỳ?

Tuy nhiên, vấn đề chính của Hoa Kỳ hiện nay là ai sẽ đón nhận hạm đội Mỹ, trụ sở chính của hạm đội sẽ đặt ở đâu. Địa điểm trong mơ của Lầu Năm Góc là Singapore, nhưng chính quyền đảo quốc không thể vui mừng với đề nghị như vậy. Sau khi đồng ý cho bố trí một số tàu của Hải quân Mỹ, năm 2012 Bộ Quốc phòng Singapore đã chính thức tuyên bố rằng «sẽ không triển khai thêm tàu ​​Mỹ». 

Liệu Hạm đội I của Hải quân Hoa Kỳ có bám trụ sát gần bờ biển Việt Nam?

Chính phủ Ấn Độ đang giữ lập trường nước đôi. Trong những năm gần đây, quốc gia này đã mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng, nhưng khó có chuyện New Delhi đồng ý chấp nhận sự thống trị của lực lượng quân sự Mỹ ở Ấn Độ Dương. Ví dụ, New Delhi thường xuyên chỉ trích hiện diện của căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia. Căn cứ này của Hoa Kỳ đã tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh, nhằm chống Liên Xô và bây giờ là chống Nga. 

Liệu Hạm đội I của Hải quân Hoa Kỳ có bám trụ sát gần bờ biển Việt Nam?

Bangkok cần lo lắng hơn tất cả về sự xuất hiện của Hạm đội I Hoa Kỳ. Nếu điều đó xảy ra, thì các tàu chiến Mỹ sẽ thường trực trên biển Adaman, nơi mà người Thái coi là của mình. Mà có nguy cơ là đối đầu Mỹ-Trung sẽ dời chuyển sang cả vùng ven biển của Thái Lan, và Vương quốc này lâm vào tình thế mắc kẹt «trên đe dưới búa». 

Liệu Hạm đội I của Hải quân Hoa Kỳ có bám trụ sát gần bờ biển Việt Nam?

Đáng tiếc là nhiều quốc gia ở Nam và Đông Nam Á sẽ rơi vào tình trạng tương tự nếu triển khai Hạm đội I của Hải quân Mỹ. Những nước này có thể phải đứng trước lựa chọn không mấy dễ chịu: các dân tộc châu Á sẽ ủng hộ ai? Bắc Kinh hay là Washington?

Thảo luận