Myanmar đang bên bờ vực nội chiến?

MOSKVA (Sputnik) - Các cuộc biểu tình quần chúng ở Myanmar sẽ tiếp tục phát triển theo hướng leo thang, nhưng sẽ không đi đến nội chiến nếu các nước hùng mạnh như Hoa Kỳ không can thiệp, Aleksei Maslov, Giáo sư Khoa kinh tế và chính trị thế giới Trường Kinh tế cao cấp (HSE) nói với Sputnik.
Sputnik

Tại Myanmar, các cuộc biểu tình đã diễn ra trong nhiều ngày với hàng chục nghìn người tham gia. Theo tin tức của các phương tiện truyền thông địa phương, nhiều lần, cảnh sát đã sử dụng vòi rồng để giải tán người biểu tình. Các yêu cầu của những người biểu tình đồng nhất ở tất cả các thành phố: kỳ họp đầu tiên của quốc hội mới, với các đại biểu được bầu trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 8 tháng 11 và trả tự do cho các nhà lãnh đạo của nhà nước - Tổng thống Win Myint và Cố vấn quốc gia (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi, người đang bị quản thúc tại gia ở Naypyidaw. 

Theo nhà khoa học chính trị, trong tương lai gần có thể chờ đợi sự leo thang của các cuộc đụng độ ở Myanmar giữa các lực lượng đa dạng nhất - và không chỉ những người ủng hộ hoặc chống lại nhà lãnh đạo bị lật đổ của đất nước. 

Sự kiện ở Myanmar là lời cảnh báo của quân đội về việc kiểm soát quyền lực nhà nước

"Hiện nay có một số nhóm rõ ràng đang theo đuổi mục tiêu riêng của họ. Ví dụ, chúng ta thấy rằng những người gốc Hoa sống ở Myanmar đang tích cực vận động trở lại trật tự cũ, thả nhà lãnh đạo Myanmar và khôi phục chính quyền hợp pháp, theo quan điểm của họ. Một mặt, ở Myanmar, bắt đầu các trò đập phá cướp của và xuống đường ở hầu hết các thành phố, và mặt khác, chúng tôi thấy rằng một số khu vực ủng hộ giới quân sự nắm chính quyền", - ông Maslov nói.
Myanmar đang bên bờ vực nội chiến?

Chuyên gia tin rằng "trên thực tế, Myanmar ngày nay đang ở bên bờ vực của một cuộc nội chiến," có thể không nổ ra "nếu mọi thứ được thực hiện một cách đúng đắn".

"Với kinh nghiệm rất dày dặn về điều hành quân đội trong nước, giới quân sự sẽ có thể giữ quyền lực nếu lực lượng thứ ba không can thiệp. Tôi không loại trừ việc Hoa Kỳ có thể trở thành lực lượng thứ ba này, lực lượng này cho đến nay vẫn kiềm chế bất kỳ động thái cứng rắn nào, mặc dù trước đó họ đã tuyên bố rằng việc lật đổ chính phủ Myanmar là bất hợp pháp. Nếu Mỹ can thiệp, có thể chúng ta sẽ thấy đụng độ lợi ích của cả Washington và Bắc Kinh xung quanh Myanmar",- người đối thoại với cơ quan thông tấn không loại trừ khả năng này.
Myanmar đang bên bờ vực nội chiến?

Tình hình ở Myanmar

Sáng 1/2, vài giờ trước khi khai mạc kỳ họp đầu tiên của quốc hội mới, được bầu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11, quân đội Myanmar đã bắt giữ những nhà lãnh đạo chính phủ, bao gồm tổng thống và cố vấn nhà nước. Các thành viên khác của chính phủ cũng bị bắt, cũng như nhiều nghị sĩ từ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền và các quan chức cấp cao của chính phủ là thành viên của hoặc liên kết với NLD. Trước đó, quân đội đã cáo buộc ủy ban bầu cử quốc gia và NLD gian lận bầu cử. 

Chiều 1/2, phía quân sự tuyên bố cam kết thực hiện một hệ thống dân chủ đa đảng và hứa tổ chức bầu cử sau khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp được áp dụng trên cả nước trong thời hạn một năm. Hầu hết các nghị sĩ NLD bị bắt và các quan chức đảng đã được thả vào ngày 3-5 tháng 2, nhưng các lãnh đạo của chính phủ NLD, bao gồm Tổng thống bị lật đổ của Myanmar Win Myint và chủ tịch đảng NLD, Ủy viên Quốc vụ Aung San Suu Kyi, vẫn bị quản thúc tại nhà. 

Myanmar đang bên bờ vực nội chiến?
Thảo luận