"Kẻ phân biệt chủng tộc và nhà quân phiệt". Nhiều người Pháp chống lại lễ tưởng niệm 200 năm ngày mất Napoléon

Hai trăm năm sau cái chết trên đảo Saint Helena vào ngày 5 tháng 5 năm 1821, Napoleon Bonaparte đang phải chuẩn bị cho một trận chiến mới - lần này là trận chiến nhằm bảo vệ ký ức lịch sử về ông, tờ Le Parisien bình luận về những tranh cãi xung quanh lễ tưởng niệm 200 năm ngày mất của Hoàng đế.
Sputnik

Phe theo Napoléon đang xây dựng hệ thống phòng thủ.

“Chúng tôi có thể đứng lên bảo vệ chính mình! Chúng tôi không cho phép đánh cắp lễ tưởng niệm này, đây là cơ hội cuối cùng để lưu giữ ký ức về nhân vật lừng lẫy nhất trong lịch sử Pháp”, - Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon nói.

Ai chống lại những người trong phe theo Napoléon?

Những người bảo vệ Napoléon sẽ phải đối mặt với một quân đoàn kẻ thù của Hoàng đế, những người có ý định hoạt động kiên quyết y như liên minh châu Âu trong trận chiến Waterloo: đây là những người theo chủ nghĩa nữ quyền, những người phản đối chiến tranh, những người đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân, tờ báo cho biết.

"Kẻ phân biệt chủng tộc và nhà quân phiệt". Nhiều người Pháp chống lại lễ tưởng niệm 200 năm ngày mất Napoléon

Tờ báo ghi nhận, không có một nhân vật lịch sử nào ở Pháp "tốn nhiều giấy mực" như Napoléon: 85 nghìn cuốn sách đã được viết về ông - nhiều hơn số ngày đã trôi qua kể từ khi ông qua đời. Bản thân Napoléon đã so sánh cuộc đời mình với cuốn tiểu thuyết, nhưng, theo các nhà sử học Pháp, cuốn tiểu thuyết này được viết bằng máu. Một mặt, trong triều đại của Napoléon, hơn một triệu người đã chết chỉ riêng ở Pháp, mặt khác, Hoàng đế là tác giả của các bộ luật dân sự và hình sự và là một nhà lập pháp vô giá mà nước Pháp hiện đại vô cùng biết ơn, các chuyên gia thừa nhận.

Napoléon có phải là “tên bạo chúa”?

Có những người gọi Bonaparte là “tên bạo chúa” thiết lập trật tự cảnh sát và hủy diệt nền Cộng hòa, nguyền rủa kẻ thống trị gần như toàn bộ châu Âu và kéo nước Pháp vào vòng vây gia trưởng. Ngoài ra, vào ngày 20 tháng 5 năm 1802, Napoléon đã ký sắc lệnh phục hồi chế độ nô lệ đã  bị bãi bỏ trong cuộc cách mạng năm 1794.

Hậu duệ của hoàng đế Napoleon Bonaparte và vợ thứ hai của ông kết hôn

Louis-Georges Tin, chủ tịch của CRAN (Hội đồng đại diện của Hiệp hội người da màu) nhấn mạnh:

“Đây không phải là một hành động làm mất danh dự, không phải là một sai lầm, đây là một tội ác, và thậm chí là một tội ác kép. Pháp là nước duy nhất trên thế giới phục hồi chế độ nô lệ. Tôi không hiểu tại sao chúng ta tiếp tục tôn vinh ông ấy như thể chưa có chuyện gì xảy ra".

Nghị sĩ đảo Martinique Serge Letchimy cũng không có ý định tham gia các sự kiện nhân lễ tưởng niệm ngày 5/5.

“Napoléon không chỉ phục hồi chế độ nô lệ, mà còn tổ chức các cuộc thám hiểm tàn bạo đến Guadeloupe và Santo Domingo. Những gì ông ấy đã làm vẫn là một vết thương, đây là hành động xâm phạm nhân phẩm của chúng tôi”, - nghị sĩ phẫn nộ.
Nhà khoa học chính trị Francois Verger nói: “Ông ấy là kẻ phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, tên bạo chúa, nhà quân phiệt, kẻ thực dân, nhưng tất cả những điều này thường được che đậy. Có quá nhiều nỗi nhớ về sự vĩ đại trước đây của nước Pháp, vì thế người ta không  nhắc đến  những điều này. Đã đến lúc chấm dứt nhiều năm liên tục ngưỡng mộ và khâm phục ông ấy!"
Người đứng đầu Quỹ Napoléon Thierry Lentz phản bác: "Mọi người đều biết rằng, ông ấy đã phục hồi chế độ nô lệ, nhưng vai trò của Napoléon không hạn chế bởi việc này. Không có nhân vật nào khác để lại dấu ấn quan trọng như vậy trong lịch sử. Và chúng tôi sẽ là những người duy nhất không tự hào về ông ấy?".

Để khẳng định quan điểm của mình, Thierry Lentz giới thiệu kết quả các cuộc thăm dò, theo đó Napoléon đứng đầu danh sách các nhân vật lịch sử được yêu thích của người Pháp, vượt trước Charles de Gaulle và Louis XIV.

"Kẻ phân biệt chủng tộc và nhà quân phiệt". Nhiều người Pháp chống lại lễ tưởng niệm 200 năm ngày mất Napoléon

Tóm lại, không thể bỏ qua Napoléon, bất chấp những tranh luận sôi nổi xung quanh vai trò lịch sử của ông, tờ báo lưu ý. Chính bởi vậy có rất nhiều cuốn sách, hội nghị chuyên đề và triển lãm trước thềm lễ tưởng niệm 200 năm ngày mất Napoléon. Trong số đó có bộ phim bom tấn sử ký khắc hoạ cuộc đời vị Hoàng đế trị giá 5 triệu euro ​​sẽ được công chiếu lần đầu tiên vào ngày 14 tháng 4 tại Grand Palais ở Paris. Các nhà làm phim hy vọng sẽ thu hút được ít nhất một triệu người xem, dù không thể đảm bảo điều đó trong thời kỳ dịch bệnh.

Điều gì sẽ xảy ra với cuộc triển lãm “200 năm ngày giỗ của Napoléon”?

Cuộc triển lãm “200 năm ngày giỗ của Napoléon” cũng gặp những khó khăn. Đã có tin đồn rằng, Bộ trưởng Văn hóa Pháp đang cố gắng can thiệp vào việc tổ chức triển lãm. Để giảm mức độ phẫn nộ, các quan chức hướng tới Quỹ Tưởng niệm Nô lệ được thành lập vào năm 2019. Ban lãnh đạo của Quỹ hứa sẽ theo dõi các công việc để di sản của Napoléon được trình bày một cách khách quan.

Tờ Le Parisien nhận xét, sau nhiều trường hợp phá hoại tượng đài lịch sử vào tháng 5-6 năm ngoái, "Năm Napoléon" cũng gây ra phản ứng gay gắt, thậm chí làn sóng phản đối trong cộng đồng bảo vệ dân bản địa, những người đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.

Người tổ chức triển lãm lưu ý: “Luôn có nguy cơ một kẻ cực đoan sẽ phun sơn đỏ”.

Theo tờ báo, bảo tàng sẽ tăng cường an ninh trong thời gian tổ chức triển lãm.

Cảnh sát của Quận 5 Paris cũng đi đầu trong việc ngăn chặn các hành vi ác ý có thể xảy ra chống lại Quỹ Napoléon. Nhà hoạt động Franco Lolli, người sẽ đứng trước vành móng ngựa trong một phiên tòa ở Paris vào tháng 5 vì đã phá hoại tượng đài Colbert, cho đến nay vẫn giữ im lặng.

"Kẻ phân biệt chủng tộc và nhà quân phiệt". Nhiều người Pháp chống lại lễ tưởng niệm 200 năm ngày mất Napoléon
“Chúng tôi đang bị theo dõi quá chặt chẽ. Nhưng, vấn đề sẽ được nghiên cứu một cách nghiêm túc”, - đại diện của nhóm chống lại nỗi ám ảnh kinh hoàng về làn da đen khẳng định.

Cũng có những tranh cãi xung quanh sự cần thiết tổ chức các sự kiện nhân lễ tưởng niệm 200 năm ngày mất của Hoàng đế.

“Nên khuyến khích những cuộc trao đổi ý kiến về vấn đề này. Nhưng, nước cộng hòa không nên tôn vinh người đào mộ cho nền Cộng hòa”, - nghị sĩ và nhà sử học Alexis Corbière nhấn mạnh.
 “Điều tồi tệ nhất là nếu chúng tôi không làm gì cả. Nếu chúng tôi xóa những vết nhơ trên lịch sử của mình, thì sẽ đến lúc khi chúng tôi không còn biết tại sao cầu cạn ở Paris được gọi là Cầu cạn Austerlitz và đại lộ được gọi là Avenue d'Iéna”, - ông Jean Tulard đáp trả.
Người Pháp tức giận: trong thời khủng hoảng, Macron chi tiền cho hoa ở Cung điện Elysee gấp 5 lần bình thường

Người kế nhiệm Tulard tại Sorbonne, Jacques-Olivier Boudon nhăn mặt khi nhớ lại lễ kỷ niệm 200 năm Trận chiến Austerlitz trong năm 2005, khi đó Cung điện Elysee đã ra lệnh hủy bỏ các sự kiện.

“Jacques Chirac ghét Hoàng đế, ông ấy muốn tránh tranh cãi - và mọi người đều im lặng”, - nhà sử học nói.

Trong tình huống này Emmanuel Macron sẽ hành động như thế nào? Trước đây Macron đã thừa nhận ông có thiện cảm với Bonaparte, ông đã đưa Donald Trump tới điện Invalides để thăm mộ Napoleon vào năm 2017.

“Sự hoang mang là dễ hiểu. Trong năm bầu cử tổng thống, việc tôn vinh một nhân vật gây tranh cãi như vậy là điều đầy rủi ro”, - Jacques-Olivier Boudon lưu ý.

Đến nay Điện Elysee chưa xua tan nghi ngờ, tuy nhiên, một trong những cộng sự thân cận của nguyên thủ quốc gia nói với tờ báo rằng, Tổng thống "sẽ không né tránh" việc tham gia các sự kiện. Tất nhiên, nếu kẻ thù vô hình Covid-19 không giáng đòn chí tử vào tất cả các sự kiện, tờ Le Parisien của Pháp kết luận.

Thảo luận