Việt Nam đã khiến nước khác phải ghen tị như thế nào?

Việt Nam khiến rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là láng giềng ở khu vực Đông Nam Á phải ghen tị vì tốc độ phục hồi kinh tế và thành tựu xuất khẩu đáng ngưỡng mộ dù chịu đòn giáng nặng nề từ đại dịch Covid-19.
Sputnik

Đúng như lời nhiều chuyên gia và các thể chế kinh tế quốc tế nhận định, Việt Nam là quốc gia thành công về kinh tế duy nhất trong khu vực Đông Nam Á thời Covid-19.

Tờ báo hàng đầu của Malaysia cũng vừa thông tin về việc Việt Nam là nước duy nhất đạt tăng trưởng về xuất khẩu trong 6 quốc gia thành viên ASEAN được thống kê.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong 6 nước ASEAN làm được điều này

Với khả năng kiểm soát và xử lý tốt đại dịch Covid-19, Việt Nam tiếp tục nhận được rất nhiều lời khen và thậm chí là sự ghen tị từ chính các quốc gia láng giềng xung quanh khu vực Đông Nam Á về khả năng phục hồi kinh tế, tăng trưởng bứt phá và thành tựu xuất khẩu ấn tượng.

Ngày 15/2, tờ báo uy tín của Malaysia – New Strait Times đã đưa tin Việt Nam là quốc gia duy nhất đạt tăng trưởng về xuất khẩu trong 6 nước khối ASEAN được thống kê.

Xuất siêu kỷ lục, Việt Nam kỳ vọng vào xuất khẩu để có thêm kỳ tích kinh tế

Cụ thể, trong 6 quốc gia gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia và Indonesia, chỉ duy nhất Việt Nam đạt mức tăng trưởng xuất khẩu trong năm đại dịch vừa qua ở mức 7% với kim ngạch đạt 282,66 tỷ USD.

Số liệu thống kê sơ bộ cũng cho thấy, xuất khẩu của 6 nước ASEAN đã giảm 2,2% trong năm ngoái so với năm 2019.

Tờ báo Malaysia dẫn báo cáo của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) cho biết tổng hợp dữ liệu từ 6 quốc gia ASEAN nói trên cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu và giá trị hàng hóa đạt 1,35 nghìn tỷ USD.

Theo cơ quan này, đây là mức giảm tương đối ít trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến tình hình phát triển và tăng trưởng khu vực cũng như trên thế giới.

Dẫn thông tin từ cơ quan Hải quan Hà Nội, JETRO cho biết xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giảm 5,2%, nhưng xuất khẩu sang các đối tác thương mại lớn nhất như Mỹ tăng 25,7% hay Trung Quốc vẫn tăng 18%.

Tuy nhiên, chính vì thành tích xuất khẩu đặc biệt “xuất sắc” với thặng dư thương mại ngày càng tăng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với những cáo buộc can thiệp vào thị trường ngoại hối đã khiến Hà Nội phải chịu sự nghi ngờ của Washington.

Cuối năm 2020, lần đầu tiên Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách nước thao túng tiền tệ tuy nhiên lãnh đạo hai bên sau đó đã giải quyết ổn thỏa vấn đề này.

Việt Nam đứng trước cơ hội vàng sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Đến 15/1, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ra thông cáo về kết quả điều tra theo Điều khoản 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 liên quan đến chính sách định giá tiền tệ của Việt Nam, trong đó khẳng định “hiện chưa có động thái cụ thể nào liên quan đến kết luận cuộc điều tra, tuy nhiên sẽ tiếp tục đánh giá các lựa chọn hiện có”.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tục khẳng định, việc điều hành tỷ giá những năm qua chỉ nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc điện đàm với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã khẳng định, Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, do đó, việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.

Tình hình xuất siêu và các thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam năm 2020

Tổng Cục Hải quan vừa qua cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong năm 2020 đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019.

Thành công kinh tế phi thường của Việt Nam vào năm 2020

Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD.

Tổng Cục Hải quan cũng cho biết, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam có thặng dư 19,95 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định, năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn của kinh tế thế giới khi hoạt động thương mại quốc tế bị ngưng trệ nhưng Việt Nam vẫn đạt con số kỷ lục về xuất siêu.

Việt Nam đã khiến nước khác phải ghen tị như thế nào?
“Kể từ năm 2016, chúng ta đã xuất siêu và điều rất đáng mừng là xu thế xuất siêu này tiếp tục được duy trì ổn định liên tục 5 năm liền”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, đây là những con số vô cùng ấn tượng khi thời gian trước đây Việt Nam liên tục nhập siêu với mức độ lớn.

Về đối tác thương mại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Á và trên toàn thế giới. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt hơn 133 tỷ USD. Việt Nam xuất nhiều nhất nhóm hàng điện thoại, linh kiện (12 tỷ USD) và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (11 tỷ USD) sang Trung Quốc.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng gần 7,5 tỷ USD so với năm 2019, tương đương hơn 18%. Trung Quốc đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ).

Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Á vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng giá trị xuất nhập khẩu.

Trung Quốc cũng tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm 32% tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này với giá trị 84,2 tỷ USD, tăng 8,75 tỷ USD so với năm 2019.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2020. Trong năm 2020, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 112,02 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019, tiếp tục là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt trên 90 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 77,08 tỷ USD, tăng 25,7% so với năm 2019 và chiếm 27,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Các nhóm hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 12,21 tỷ USD, tăng 141,5%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 10,39 tỷ USD, tăng 71,7%, điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,79 tỷ USD, giảm 1,2%.

Về nhập khẩu, năm 2020, Việt Nam chi 13,71 tỷ USD nhập hàng hóa từ Mỹ, giảm 5% so với năm 2019 và chiếm 5,2% tổng kim ngạch của cả nước.

Tình hình xuất khẩu của nước ASEAN khác ra sao?

Trong số các quốc gia ASEAN khác được đề cập trong báo cáo, Philippines ghi nhận mức xuất khẩu giảm 10,1%, tiếp theo là Thái Lan giảm 6%, và mức 4,1% giảm đối với Singapore và Malaysia và Indonesia được thống kê giảm 2,6%.

Báo cáo cũng nêu rõ, tổng thặng dư thương mại của 6 quốc gia tăng gấp ba lần lên 133,66 tỷ USD, do giá năng lượng được bình ổn và nhu cầu trong nước giảm dẫn đến giảm mạnh nhập khẩu lượng hàng hóa so với xuất khẩu.

Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?

Mức thặng dư thương mại của Thái Lan tăng 144,5%, so với mức tăng 83,5% của Việt Nam, Singapore 43,9% và Malaysia đạt 25,6%.

Philippines cũng giảm thâm hụt thương mại 46,3% xuống còn 21,84 tỷ USD trong khi Indonesia đạt thặng dư thương mại 21,74 tỷ USD, thay đổi so với mức thâm hụt 3,6 tỷ USD trong năm 2019.

Đáng chú ý, Singapore chiếm 27,4% tổng giá trị thương mại của 6 nước trong năm ngoái, tiếp theo là Việt Nam với 21,3%, Thái Lan 17,1%, Malaysia 16,5%, Indonesia 11,9% và Philippines 5,8%.

Còn theo tờ The Phnom Penh Post, giá trị thương mại giữa Campuchia và Liên minh châu Âu trị đạt 67,37 triệu USD vào năm ngoái 2020, đánh dấu mức tăng 18,22% so với 56,98 triệu USD vào năm 2019.

Số liệu do Bộ Thương mại nước này công bố, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Campuchia đạt 52,19 triệu USD, tăng từ 51,81 triệu USD năm 2019 và nhập khẩu 15,18 triệu USD, tăng 193,57% so với mức 5,17 triệu USD.

Đồng thời, kim ngạch thương mại giữa Campuchia và các nước ASEAN khác cũng đạt 11,33 tỷ USD vào năm ngoái. Với kết quả này, ước tính mức tăng đạt khoảng 22,42% so với mức 9,254 tỷ USD hồi năm 2019.

Việt Nam sớm ‘vượt mặt’ Đài Loan và Thái Lan

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản JCER cũng nhận định, trong khi các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á khó hồi phục về mức trước đại dịch cho đến năm 2022 thì Việt Nam là một “điểm sáng nổi bật”.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới ghi nhận tăng trưởng dương dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh do coronavirus gây ra.

CEBR – Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Anh Quốc công bố báo cáo thường niên cho biết, giai đoạn 2021-2025 dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình 7%, 10 năm tiếp theo tăng đều khoảng 6,6% và đến 2035 sẽ vượt qua Đài Loan và Thái Lan vươn lên vị trí thứ 19 thế giới.

Thảo luận