Vaccine không phải là cứu cánh tuyệt đối - đại dịch coronavirus đang chuyển thành bệnh đặc hữu

Như ý kiến của các chuyên gia, COVID-19 có thể không biến mất sau khi tiêm chủng đại trà mà sẽ trở thành căn bệnh đặc hữu, và Chính phủ các nước cần sớm suy tính chiến lược mới phù hợp để đối phó với sự thay đổi này, The Economist viết.
Sputnik

Theo những đánh giá khác nhau, nếu không tăng tốc điều chế và đưa vào sử dụng các loại vaccine mới, trên thế giới sẽ có tới 150 triệu người trở thành nạn nhân của đại dịch, tuy nhiên, vaccine vẫn không mang lại phương pháp chữa bệnh thần kỳ như cứu cánh duy nhất, - bài báo nhấn mạnh.

WHO: Nếu chỉ tiêm vắc xin thì sẽ không ngăn chặn được đại dịch coronavirus

Hẳn là căn bệnh này sẽ lây lan khắp hành tinh trong nhiều năm tới và sẽ có mọi tính chất của bệnh đặc hữu, còn chính quyền cần xét đến quan điểm này khi lập kế hoạch cho tương lai, - tác giả cảnh báo.

«Sẽ không quá phóng đại nếu ta gọi tiêm vaccine là một phép màu. Tổng cộng chỉ trong hơn một năm sau khi phát hiện chủng coronavirus này, các y bác sĩ đã thực hiện 148 triệu lượt tiêm chủng», - bài báo cho biết.

Vaccine không thể bảo vệ hoàn toàn

The Economist giải thích rằng vaccine không bảo vệ hoàn toàn chống lại bệnh viêm phổi cấp do coronavirus và không triệu chứng. Nhưng có vẻ như những mũi tiêm cho phép ngăn ngừa dạng bệnh nặng, bắt buộc phải nhập viện, và đây là điểm rất quan trọng vì giảm bớt số ca tử vong, - bài báo lưu ý.

Những dữ liệu sơ bộ cũng chứng tỏ rằng «một số loại vaccine» giúp ngăn chặn đà phát tán lây lan bệnh tiếp theo. Như vậy có thể ghìm chậm đáng kể tốc độ lây nhiễm và giảm nhẹ các biện pháp cách ly, không làm tăng vọt số lượng bệnh nhân mới và không gây quá tải cho các đơn vị chăm sóc đặc biệt và cấp cứu. Tuy nhiên, dữ liệu chính xác cuối cùng chứng nhận điều này sẽ chỉ xuất hiện trong những tháng tới, qua quá trình phân tích kết quả hiệu lực của vaccine mới, - The Economist viết.

Xét nghiệm cho thấy vắc xin Nga có hiệu quả đối với chủng virus corona kiểu Anh

Nhưng ngay cả khi có những tin tức đáng phấn khởi, càng nhiều người trong giới chuyên gia nhận thức rằng loại coronavirus này vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục lưu hành mạnh trên diện rộng, đồng thời với hiện tượng nó «thay hình đổi dạng» thành những biến thể khác nhau, - bài báo cho biết. Và một trong những nguyên nhân bao hàm ở chỗ việc sản xuất và phân phối đủ lượng vaccine cho toàn bộ cư dân thế giới, hiện đã vượt quá 7,8 tỷ con người, là nhiệm vụ cực kỳ phức tạp, - như tác giả bài viết nhấn mạnh.

Theo dự báo sơ bộ, thậm chí cả Vương quốc Anh, nơi đang tiêm chủng với tốc độ nhanh tối đa, cũng phải đến khoảng tháng 5 năm nay mới có thể tiêm chủng được cho lớp cư dân trên 50 tuổi. Theo The Economist cảnh báo, vấn đề trở nên trầm trọng hơn còn bởi tác dụng của vaccine trong thời gian này có thể yếu đi, và khi đó cần phải tiêm nhắc lại.

Vaccine không phải là cứu cánh tuyệt đối - đại dịch coronavirus đang chuyển thành bệnh đặc hữu
«Nếu bước ra bên ngoài «thế giới nhà giàu» thì sẽ thấy có đến gần 85% nước thậm chí còn chưa bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng ngừa coronavirus», - bài báo nhấn mạnh.
«Và trong khi hàng tỷ người ở những đất nước này chưa cảm thấy vết chích của mũi kim tiêm, mà điều này có thể không xảy ra cho đến năm 2023, thì tất cả số cư dân đông đảo đó sẽ là một loại nhiên liệu cho coronavirus», - The Economist cảnh báo.

Lý do coronavirus «sống dai»  

Một lý do khác về sức sống của coronavirus là các chủng mới của nó, do đột biến, đã vô hiệu hoá một phần công năng của vaccine được tạo ra nhằm ngăn chặn sự lây lan, bởi virus ngày càng lây lan nhiều hơn, - bài báo cho biết. Như tác giả giải thích, trong trường hợp này bệnh nhiễm trùng lây mạnh theo cấp số nhân, vì vậy số ca mắc bệnh và tử vong mới tăng lên nhanh chóng, ngay cả khi nếu như biến thể mới này không gây chết người nhiều hơn.

Vì sao ông Hun Sen cuối cùng lại không tiêm vaccine Covid-19 của Trung Quốc?

Để đạt được mức nhất định về ngăn chặn virus, cần tuân theo chế độ giãn cách xã hội ngày càng nghiêm khắc hơn.  Và điều này cũng mang ý nghĩa tác động đáng kể đến cách thức phản ứng nên có của các Chính phủ, - The Economist viết. Ngoài ra, các biến thể mới của coronavirus có thể đủ sức bền chống lại tác động của các loại vaccine đang có, và ngay khi đó vaccine sẽ trở thành vô dụng trong cuộc chiến chống lại coronavirus, - tác giả cảnh báo.

Không loại trừ là các thể virus mới phát hiện ở Brazil và Nam Phi có thể đánh bại khả năng miễn dịch, tức là các kháng thể thu nhận được do trước đó nhiễm COVID-19. Chỉ có thể hy vọng rằng trong trường hợp như vậy, bệnh sẽ chuyển sang dạng nhẹ hơn, bởi hệ thống miễn dịch sẵn sàng đáp trả sau «cuộc chạm trán» đầu tiên với coronavirus.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, coronavirus sẽ tiếp tục bảo tồn và phát tán trong nhân loại để «săn lùng» những cá nhân kém bảo vệ nhất, trong chừng mực virus hoạt động chính là theo cách như vậy, - các chuyên gia cảnh báo. Kết quả là, sẽ xuất hiện các giống mới của coronavirus và một số trong đó sẽ có khả năng vượt qua «hệ thống phòng thủ» tốt dưới dạng vaccine, được tạo ra để chống lại virus bệnh, - The Economist viết.

Vaccine không phải là cứu cánh tuyệt đối - đại dịch coronavirus đang chuyển thành bệnh đặc hữu

Vấn đề thứ ba là ở chỗ hiện hữu số lượng lớn những người cố tình từ chối tiêm chủng và trở thành mục tiêu mới của virus, - bài báo nhấn mạnh. Theo đánh giá chung, ước tính có khoảng 10 triệu người Anh dễ mắc bệnh do tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe. Và như mô hình toán học cho thấy, nếu chí ít 10% trong số họ từ chối tiêm chủng và không tuân thủ nguyên tắc giãn cách xã hội, thì số ca nhiễm bệnh và tử vong cũng sẽ tăng vọt, - The Economist dự báo.

Tiêm vắc xin COVID-19 liều 25mg, Việt Nam sẽ tiến hành trên công dân đang ở nước ngoài?

Trong đó cần lưu ý rằng trên thực tế, tổng tỷ lệ cư dân không tiêm chủng có khả năng cao hơn đáng kể, - tác giả lưu ý. Sở dĩ như vậy là do vaccine vẫn chưa được cấp phép sử dụng cho trẻ em. Ngoài ra, người dân tộc thiểu số khác nhau ở nhiều nước dễ bị nhiễm bệnh nhất nhưng thông thường lại kém tin tưởng vào Chính phủ và các cơ sở y tế hiện đại, và từ chối tiêm chủng, - bài báo nhắc nhở.

Thống kê cho thấy ngay cả trong số những người tham gia chăm sóc bệnh nhân hiện vẫn không ít người từ chối tiêm chủng, mặc dù đã tận mắt chứng kiến ​​tác động tàn phá kinh khủng của dịch bệnh COVID-19, - The Economist viết.

Trong trường hợp xuất hiện ngày càng nhiều dạng đột biến virus, cần làm sao để khoảng 80% tổng cư dân có miễn dịch. Chỉ khi đó mới có tỷ lệ trung bình 1 người mới bị bệnh là nguy cơ lây nhiễm cho ít hơn 1 người khác và đây chính là ngưỡng minh chứng sự suy yếu của đại dịch. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng mà đạt được chỉ số như vậy, - tác giả bài viết cảnh báo.

Xét tất cả những nguyên nhân này, ban lãnh đạo mỗi nước cần vạch kế hoạch hành động với viễn cảnh tính toán là COVID-19 sẽ thành căn bệnh đặc hữu, chứ không phải là «tình huống khẩn cấp» sẽ kết thúc vào thời điểm nào đó, - bài báo nhấn mạnh. Các Chính phủ trên khắp thế giới cần lên kế hoạch - làm thế nào và khi nào chuyển từ biện pháp khẩn cấp sang chính sách chăm sóc sức khoẻ cộng đồng bền vững về mặt kinh tế và xã hội trong triển vọng dài hạn.

Hơn nữa, quá trình chuyển đổi như vậy, theo đánh giá của The Economist, sẽ phức tạp hơn đối với những nước đã đầu tư số tiền lớn cho cuộc chiến chống coronavirus. Và trước hết, đó là Trung Quốc, nơi «việc tiêm chủng vaccine diễn ra chậm chạp».

«Đảng Cộng sản Trung Quốc coi bất kỳ trường hợp lây nhiễm COVID-19 nào cũng là không thể chấp nhận, trong khi sự xuất hiện rộng rãi căn bệnh này ở nơi khác thì người ta lại coi như dấu hiệu sa sút của nền dân chủ phương Tây», - bài báo nhận xét.
Tại sao mọi người tiếp tục đeo khẩu trang sau đại dịch?

Thích ứng «sống chung với COVID-19»

Theo quan điểm của tác giả, tiến tới thích nghi với nếp «sống chung với COVID-19» cần phải bắt đầu từ khoa học y tế, bao gồm tăng cường theo dõi giám sát sự lây lan của các thể đột biến, cũng như nhanh chóng phê duyệt cho các cơ quan quản lý sử dụng vaccine bổ sung. Cũng cần ứng nghiệm những phương pháp hiệu quả hơn để điều trị cho người nhiễm bệnh. «Phương án tốt nhất là kết hợp khả năng miễn dịch có được, tiến hành tiêm chủng bổ sung những vaccine mới hiệu quả hơn và kết hợp hàng loạt liệu pháp». Mặc dù vậy tất cả những động thái này vẫn không đảm bảo tuyệt đối rằng coronavirus sẽ không còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống, - The Economist nhấn mạnh.

Mặt khác, nếu chỉ riêng y học thì không thể ngăn chặn những đợt bùng phát gây tử vong, - tác giả khái quát. Vẫn như xưa nay, đây là trách nhiệm của mọi người, phần nhiều là tuỳ thuộc vào hành vi của mỗi công dân cụ thể, chứ không phụ thuộc vào cách ly phong toả đại trà, trong chừng mực cộng đồng đã buộc phải trả ra cái giá rất đắt cho những hành vi vô ý thức vô trách nhiệm, - bài báo viết.

Những thói quen như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên trong thời gian dài có thể trở thành một bộ phận trong đời sống thường nhật của chúng ta, còn «hộ chiếu vaccine» và quy định hạn chế tụ họp đông người cũng có thể sớm trở thành bắt buộc đối với tất cả, - The Economist dự đoán. Đồng thời, các đối tượng cư dân thuộc những «nhóm nguy cơ» dễ bị tổn thương nhất sẽ phải thể hiện «sự bảo trọng đặc biệt», - bài báo nhận xét.

Thảo luận